3. apr. 2007

Thông Cáo Báo Chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney, Úc Châu



CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM
TỔNG GIÁO PHẬN SYDNEY
Văn Phòng Mục Vụ
92 The River Road
Reversby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
http://vietcatholicsydney.net/







THÔNG CÁO BÁO CHÍ
(PRESS RELEASE)


Sáng ngày 1/4/2007 vừa qua, Đại Diện Ban Tuyên Úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã đuợc Dân Biểu Tony Burke, Phát Ngôn Viên Đối Lập về Di Trú cuả Đảng Lao Động tiếp kiến.

Nhân dịp này, Ban Tuyên Úy đã trình bày cùng Dân Biểu Tony Burke về việc xử án Linh Mục Nguyễn Văn Lý cùng bốn (4) nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ khác gần đây.

Đây là bằng chứng thực tế công khai việc chà đạp lên Nhân Quyền tại Việt Nam . Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Tôn Giáo - hai quyền căn bản nhất của con người được Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đề cao và đuợc cả Hiến Pháp của Chính Quyền Việt Nam công nhận - đã bị vi phạm một cách trắng trợn và thô bạo.

Là những người yêu chuộng tư do và sẵn sàng tranh đấu để bảo vệ và nhân quyền cho những người bị tước đi quyền sống làm người, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã chuyển cho Dân Biểu Burke 2,608 chữ ký xin Tòa Đại Sứ Liên Bang Úc Đại Lợi tại Hà Nội lên tiếng phản đối bằng phương thức và đuờng lối ngoại giao và để tâm theo dõi những vụ án liên quan đến những nhà tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý có thể diễn ra trong thời gian sắp đến.

Dân Biểu Tony Burke hứa sẽ viết thư ủng hộ việc làm hết sức chính nghĩa này và chuyển Thỉnh Nguyện Thư kèm 2,608 chữ ký đến Đại Sứ Bill Tweddell.

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam luôn sát cánh với Qúy Tôn Giáo bạn và Qúy Phong Trào, Đoàn Thể để gióng lên tiếng nói và tranh đấu cho Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho khắp mọi người trên toàn thế giới trong đó có đồng bào Việt Nam tại hải ngoại cũng như tại quê nhà.

Sydney 02/04/2007

TM. Ban Tuyên Úy
Lm Nguyễn Khoa Toàn
Tuyên Úy Trưởng

ANH LÝ TỐNG SẼ KHÔNG BỊ DẪN ÐỘ VỀ VIỆT NAM


Anh Lý Tống tại Thái Lan
Theo tin chúng tôi mới nhận được từ một thân hữu Úc Châu đồng thời cũng là một người rất nhiệt tình trong việc vận động ủng hộ anh Lý Tống, anh Ðặng Quốc Vinh qua anh Phạm Hữu Thanh, có mặt tại Thái Lan ngày hôm nay Thứ Ba 3/4/07 cho biết anh Lý Tống đã được toà kháng án Thái Lan tha bổng và SẼ KHÔNG BỊ DẪN ÐỘ VỀ VIỆT NAM theo sự yêu cầu của nhà cầm quyền CSVN
Nghe phỏng vấn anh Ðặng Quốc Vinh Tải xuống

Anh Lý Tống được đưa đến toà vào lúc 7:30 AM giờ địa phương, và phiên toà đã bắt đầu lúc 8:00 AM và kết thúc trong khoảng nửa tiếng đồng hồ.

Hiện nay anh Lý Tống đã được trả tự do và luật sư của anh đang lo thủ tục để anh có thể lên đường trở về Hoa Kỳ trong vòng 10 ngày tới.

Trong niềm vui này, xin chúc mừng anh Lý Tống và tất cả mọi người liên hệ trong cuộc đã kêu gọi, vận động, ủng hộ anh Lý Tống trong thời gian anh bị giam giữ tại Thái Lan

Kèm theo dưới đây là bản tin ngày hôm nay của hãng thông tấn AP loan báo việc toà kháng án Thái Lan đã bác bỏ quyết định đòi dẫn độ anh Lý Tống về VN.

Theo bản tin của AP thì trong phiên toà kháng án này, chánh án
Judge Wisarut Sirisingh đã nói: "Nhà nước Việt Nam muốn đưa bị cáo về Việt Nam để truy tố về một tội chính trị. Việc anh ta làm đã không gây hại gì cho vấn đề an ninh lãnh thổ của Việt Nam"

Toà kháng án Thái Lan đã quyết định rằng hành động của anh Lý Tống là một hành động liên quan đến chính trị, chứ không đe dọa đến vấn đề an ninh (của Việt Nam). Thái Lan không cho phép bất cứ ai bị dẫn độ từ Thái Lan để bị xét xử về các vấn đề chính trị. Toà kháng án đã bác bỏ quyết định hồi tháng 9/06 của toà án cấp dưới và tuyên bố anh Lý Tống được tự do.

2. apr. 2007

Tại sao Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng bênh vực Linh Mục Lý?

2007.04.02
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tại sao Hội Đồng Giám Mục Việt Nam không lên tiếng bênh vực cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền?


Xem video clip phiên toà xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý do phóng viên người Pháp của báo LeExpress tường trình. Courtesy vnvod

Câu hỏi đó được những người công giáo và không công giáo –trong cũng như ngoài nước- nhất là khi một tu sĩ công giáo là Linh Mục Nguyễn Văn Lý vừa bị chính quyền cáo buộc tội chống phá nhà nước và hôm thứ Sáu tuần trước, tòa án Thừa Thiên-Huế đã kết án ông 8 năm tù và 5 năm quản chế.

Trước sự kiện này, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên hệ với ông Trần Phong Vũ, Chủ Biên Tạp Chí "Diễn Đàn Giáo Dân" và là một nhà bình luận trong lãnh vực tôn giáo có uy tín ở hải ngoại. Ông Trần Phong Vũ hiện đang cư ngụ ở bang California, và những điểm ông trình bày trong cuộc nói chuyện với Biên Tập Viên Nguyễn Khanh mà chúng tôi gửi đến quý thính giả sau đây không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn Khanh: Thưa ông, khi nói đến thái độ thái độ im lặng của Giáo Hội Công Giáo dư luận quần chúng trong và ngoài nước thường nêu lên 2 quan điểm trước vấn đề chính sách của nhà nước đối với các vấn đề như tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền, cụ thể nhất là trường hợp mới xảy ra với Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Có người bảo hàng giáo phẩm phải hành xử như vậy vì các giáo sĩ không được làm chính trị, và hàng giáo phẩm duy trì sự im lặng để có thể tiếp tục hành đạo trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Cũng có dư luận cho rằng thái độ im lặng đó gián tiếp làm lợi cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào về hai nhận định rõ ràng trái ngược với nhau này?

Bị mua chuộc

Ông Trần Phong Vũ: Theo tôi, cả hai nhận định ông vừa nêu đều có những điểm hữu lý của nó. Nếu có những điểm hữu lý thì đồng thời cũng có những khía cạnh bất cập. Thành thực mà nói, tôi không chia sẻ quan điểm thứ nhất cho rằng các Ngài phải im lặng vì lý do tu sĩ, giáo sĩ không được làm chính trị.

Bạn nghĩ gì về phiên toà này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Giáo Hội chỉ ngăn cấm các giáo sĩ không được làm chính trị đảng phái, cũng như không được tham gia vào các chức vụ trong chính quyền. Riêng trên cương vị công dân, các Ngài có quyền có thái độ chính trị để đóng vai trò giám sát trước các vấn đề xảy ra trong xã hội, nhất là các hành xử của chính quyền.

Hay nói theo người công giáo thì đó là vai trò "ngôn sứ"của các Ngài trước những vấn đề chung quanh đời sống, để bảo vệ cái cốt lõi của niềm tin tôn giáo.

Nếu quả thật các vị Giám Mục tôn trọng luật của Giáo Hội là các giáo sĩ không được tham gia chính trị, phe phái, nhất là không được tham gia các chức vụ trong chính quyền, thì điều tôi thắc mắc là tại sao các Ngài không có thái độ dứt khoát đối với trường hợp trong quá khứ đã có một số linh mục có chân trong Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, một tổ chức nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc của Đảng Cộng Sản, hay nhất là trong trường hợp có những linh mục có chân trong Quốc Hội, trong Hội Đồng hàng tỉnh.

Riếng lý lẽ cho rằng các vị Giám Mục im lặng để phát triển đạo giáo thì quả thật tôi không thể đồng ý. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra là phát triển như thế nào, xấu tốt ra sao, và sẽ di hại thế nào cho mai sau. Để mua lấy sự yên ổn như thế, người ta chắc chắn sẽ phải thỏa hiệp và thỏa hiệp đến đâu, để khỏi xâm phạm đến điều được coi là cốt lõi của niềm tin tôn giáo. Trong những câu hỏi đó đã hàm sẵn những câu trả lời, tôi thấy không cần phải lý giải thêm ở đây.

Riêng về nhận định cho rằng thái độ im lặng của Giám Mục là gián tiếp làm lợi cho chế độ cộng sản thì tôi có thể chia sẻ được một nửa. Phải nói thật và nói thẳng là ít nhiều có những vị Giám Mục bị Cộng Sản mua chuộc để làm lợi cho họ. Những vị này ngoài thái độ ngậm miệng thay vì phải lên tiếng để làm tròn vai trò Ngôn Sứ của mình, đôi khi lại còn công khai dùng uy thế Giám Mục để lên tiếng bênh vực chế độ. Đấy là điều đáng tiếc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những vị Giám Mục im lặng chỉ vì bản tính nhút nhát, chứ thật tâm, các Ngài không bao giờ chấp nhận chế độ Cộng Sản. Nếu có trách, là trách các Ngài đã không có được cái dũng của các tiền nhân anh hùng tử đạo mà thôi. Và thưa ông, đó là một vài suy nghĩ chợt đến với tôi để trả lời cho hai quan điểm có vẻ đối nghịch với nhau mà ông nêu ra.

Đức Bác Ái

Nguyễn Khanh: Có nhiều người Công giáo bảo với tôi là khi lên tiếng cho tự do, dân chủ, cho quyền làm người là chúng ta tranh đấu không chỉ cho con Chúa, mà cho con người, và điều đó cũng thể hiện điểm quan trọng mà các tín hữu Công Giáo phải thể hiện, đó là Đức Bác Ái. Ông nghĩ gì về điều này?

Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên toà án xét xử ở Thừa Thiên Huế. hôm 30-3-2007. AFP PHOTO
>> Xem hình lớn hơn

Ông Trần Phong Vũ: Câu hỏi này rất hay, vì trùng hợp với điều chính tôi đã ưu tư lâu lắm rồi, và gần đây, do những bức xúc cá nhân tôi đã để tâm suy nghĩ và viết ra. Trong bài viết đó, thú thật, phần nào giúp tôi trả lời câu hỏi ông vừa đặt ra.

Tôi xin được tóm tắt suy nghĩ của tôi về đức bác ái. Thật sự không phải ai cũng nghĩ rằng cách hành xử của những nhà đấu tranh mang niềm tin công giáo là họ đã nhân danh đức bác ái để làm điều đó đâu, trái lại phần đông người công giáo, trong đó có cả các Giáo Sĩ, các vị Giám Mục đã có những cách hành xử làm cho cá nhân tôi là một người công giáo phải băn khoăn, và đôi khi không khỏi đặt ra trong lương tâm mình những câu hỏi rất là nhức nhối.

Theo tôi, đức bác ái của người công giáo được gói ghém rất rõ ở trong những lời giảng dậy của Chúa Giêsu từ 2,000 năm trước, và phúc âm của các Thánh Luca, Maccô, Matthiêu, Gioan đã đề cập tới.

Tôi lấy thí dụ mà người ta thường nói là khi trả lời các môn đệ của Ngài về đức bác ái, Chúa Giêsu đã nói một cách thật sâu xa là người đời thường hay dùng nguyên tắc răng đền răng, mắt đền mắt, nhưng Ngài lại dậy các môn đệ là phải tha thứ cho kẻ thù và còn phải yêu thương cả kẻ thù nữa.

Để dẫn chứng một cách cụ thể –đôi khi được coi là quá độ- Chúa Giêsu đã nói rằng "khi có ai tát má phải anh em thì anh em hãy giơ cả má trái cho họ tát", hoặc "khi có kẻ tìm cách kiện cáo để lột áo ngoài của anh em thì anh em hãy cho họ luôn cả áo trong". Phải nói rằng lời Chúa là đường đi, là ánh đuốc soi đường cho tất cả những tín hữu theo chân Ngài.

Nhưng theo tôi, lời dậy của Chúa áp dụng cho những mà Ngài nói tới, tức là nói với các tông đồ, chứ không nói với những người không phải là tông đồ. Ý tôi muốn nói là Ngài dậy cho các vị Tông Đồ phải hành xử như vậy, cho nên tôi mới nghĩ rằng lời của Chúa ứng dụng cho một người công giáo với tư cách các vị là người công giáo.

Chính người đó, thí dụ như tôi chẳng hạn, nếu tôi theo Chúa đến nơi đến chốn thì tôi phải cố gắng tối đa để hành xử theo như Chúa dậy, tức là tôi phải khiêm nhường tối đa để chứng tỏ tôi là con cái của Ngài, phải hiền lành, khiêm nhường thật sự, dù cá nhân mình có thể bị thiệt thòi tôi cũng vẫn chấp nhận để chứng tỏ cho người khác thấy tôi là con cái của Chúa.

Nhưng nếu đặt vị trí tôi là một kẻ bàng quan đứng bên ngoài, nhìn chung quanh là anh em tôi, là đồng bào tôi, là những người khác tôi, hay tôi là người công giáo những những anh em Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo bị người ta hành hạ, tôi không thể nhân danh đức bác ái để tha thứ cho những kẻ đã hành xử với những người khác tôi đó.

Trong trường hợp đó, tôi tin rằng Chúa không bao giờ bằng lòng trước thái độ dửng dưng của tôi trước những gì đang xảy ra chung quanh mình, thái độ mà tục ngữ Việt Nam có câu là "cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại". Tôi nghĩ rằng thái độ đó không thể nào chấp nhận được.

Vì vậy, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng những người tranh đấu, những người công giáo bênh vực cho những người khác tôn giáo của mình là họ đã nhân danh đức bác ái, chứ không phải họ nhân danh sự hận thù.

Vì vậy, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng những người tranh đấu, những người công giáo bênh vực cho những người khác tôn giáo của mình là họ đã nhân danh đức bác ái, chứ không phải họ nhân danh sự hận thù.

Ông Trần Phong Vũ

Chỉ vì không thể dửng dưng trước các bất công xảy ra trong xã hội, họ đã nhân danh niềm tin để lên tiếng chống đối kẻ đã gây nên những bất công đó, và điều tôi thấy là hầu hết các nhà đấu tranh ở trong nước, không phải chỉ Cha Lý, không phải chỉ Cha Lợi, mà tất cả đã theo được điều tôi nghĩ là rất đúng với cái quan điểm của các tôn giáo hay là quan điểm trọng tín ngưỡng của người mình, tức là đấu tranh bất bạo động, giống như Thánh Gandhi ngày xưa đã không dùng biện pháp trả miếng bằng vũ lực, mà chỉ dùng tiếng nói thôi.

Tôi thấy không có điều gì để chê trách họ cả, mà đúng hơn, những người công giáo, những vị linh mục khi đấu tranh đã nhân danh cái cốt lõi của niềm tin, của đức bác ái công giáo.

Suy nghĩ gửi đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam

Nguyễn Khanh: Tôi có cảm tưởng không chỉ trả lời câu hỏi tôi đặt ra, mà ông còn muốn gửi suy nghĩ của ông đến với các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong nước nữa. Thưa ông, có phải đúng như vậy không?

Ông Trần Phong Vũ: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh và cám ơn Đài Á Châu Tự Do đã cho tôi cơ hội nói lên điều này.

Khi viết, tôi không chỉ viết cho tôi, không phải để thỏa mãn cho điều bức xúc riêng của mình mà còn muốn gửi gấm đến những người chung quanh, những người đọc tôi, những người nghe tôi và trong trường hợp này, tôi còn ước mong tiếng nói khiêm tốn, nhỏ bé, tầm thường của mình đến với các nhà lãnh đạo tôn giáo của tôi ở trong nước, đến với các đấng bậc mà tôi luôn quý mến, hy vọng từ đó các Ngài sẽ nhìn đến thân phận Việt Nam, nhìn đến thân phận của những người đang đấu tranh gian khổ, đang phải chấp nhận tất cả các đòn thù của kẻ thù và luôn luôn đấu tranh ôn hòa, để các Ngài thông cảm với họ.

Không phải chỉ thông cảm thôi, tôi mong các Ngài nhân danh vai trò Ngôn Sứ để tiếp lời cho họ, để tiếp sức cho họ. Tôi nghĩ rằng các Ngài không cần phải đấu tranh thật sự. Tôi vẫn nhớ lá thư của một giáo dân tên là Nguyễn Đình Thao gửi cho các vị Giám Mục Việt Nam hồi 2005.

Anh Thao với tuổi đời 30, đã đi khắp 3 miền đất nước, đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh khổ ải của người dân Việt Nam, và anh viết là các vị Giám Mục phải nhân danh là đại diện của Chúa Kitô, là Ngôn Sứ của Chúa, để nói lên tiếng nói chân thật, để thay đổi được chế độ, thay đổi những tai ương mà đất nước đang phải gánh chịu.

Về câu hỏi mà anh đặt ra thì quả thật, trong thâm tâm của tôi, tôi muốn những lời của Nguyễn Đình Thao, của biết bao những người Công Giáo khác sẽ thấm nhập vào trái tim, vào trí óc của những người đồng đạo với tôi ở trên quê hương, và đặc biệt với những nhà lãnh đạo trong Giáo Hội, để may ra có thể làm một điều gì đó cho đất nước, trong hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã hiện giờ.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Trần Phong Vũ cho buổi nói chuyện lý thú hôm nay.

1. apr. 2007

Thư Mời

Giới Thiệu Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Tổ Chức và Thành Phần Lãnh Đạo

    Vào cuối tháng 9 năm 2006, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã tổ chức Đại Hội Toàn Đảng Kỳ VI với mục tiêu lượng duyệt tình hình hoạt động của Đảng trong 5 năm vừa qua, đồng thời vạch ra những phương hướng đấu tranh trong thời gian tới. Trong đại hội VI này, đảng Việt Tân cũng đã tuyển chọn tân trung ương đảng bộ, bộ phận lãnh đạo cao nhất của đảng có nhiệm vụ điều hướng các hoạt động của đảng ở trong và ngoài nước. Nhân sự của trung ương đảng bộ được các đại biểu tuyển chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kỳ là 5 năm.

    Dưới đây là một số nhân sự lãnh đạo Đảng Việt Tân (2006 - 2011):

     
    Ông Đỗ Hoàng Điềm

    -   Tốt nghiệp Cao Học Quản Trị (MBA) năm 1987.

    -  Tham gia Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Năm 1982.

    -   Ủy viên Trung Ương Đảng nhiệm kỳ 2001-2006.

    -  Đề cử giữ trách vụ Chủ Tịch Đảng nhiệm kỳ 2006-2011

     

     
    Ông Lý Thái Hùng

    -   Tốt nghiệp Kỹ Sư và Cao Học Công Chánh tại Nhật Bản vào năm 1978

    -  Thành viên sáng lập Tổ Chức Người Việt Tự Do, một tổ chức đấu tranh đầu tiên của người Việt tại hải ngoại sau năm 1975

    -  Tham gia Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng từ năm 1982

    -   Được đề cử giữ trách vụ Tổng Bí Thư Đảng nhiệm kỳ 2001 -2006 và nhiệm kỳ 2006 -2011.

     

     
    Ông Nguyễn Kim

    -   Cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975

    -  Thành viên sáng lập Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vào năm 1982

    -   Giữ trách vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam từ năm 1984 đến năm 2004.

    -  Giữ trách vụ Chủ Tịch Đảng nhiệm kỳ 2001-2006.

     

     
    Ông Hoàng Cơ Định

    -   Hoàn tất văn bằng Tiến Sĩ Hóa Học tại Pháp

    -  Tham gia Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng từ năm 1982

    -   Ủy viên Trung Ương Đảng nhiệm kỳ 2001-2006 và nhiệm kỳ 2006-2011.

     

     
    Ông Nguyễn Trọng Việt

    -   Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Việt Nam và Chuyên Khoa tại Hoa Kỳ

    -  Tham gia Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng từ năm 1984

    -   Ủy viên Trung Ương Đảng nhiệm kỳ 2001-2006 và nhiệm kỳ 2006-2011.

     

     
    Bà Đặng Thị Thanh Chi

    -   Tốt nghiệp Cử Nhân ngành Ngôn Ngữ Học tại Canada

    -  Tham gia Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng từ năm 1986

    -   Ủy viên Trung Ương Đảng nhiệm kỳ 2001-2006 và nhiệm kỳ 2006-2011


    Trích từ http://viettan.org/article.php3?id_article=31

    Sự Thật về "Tôn Trọng Nhân Quyền" của CSVN

    Sự Thật về "Tôn Trọng Nhân Quyền" của CSVN
    khi đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý ra toà.


    Download đoạn video kế bên
    Di chuyển mouse trên đường link, bấm nút phải và chọn (Save As / Save Target As)

    Tường thuật chi tiết cuộc xử án ngày 30-03-2007 tại Huế

    "Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười !"
    Tường thuật chi tiết cuộc xử án ngày 30-03-2007 tại Huế


    Công an khống chế LM Nguyễn Văn Lý tại toà án CSVN

                   Như chúng tôi đã loan tin, chiều ngày 29-03, rất nhiều công an cộng sản đã tới giáo họ Bến Củi, một số canh gác nhà giáo dân, không cho ai ra khỏi nhà, một số kéo đến nhà thờ và đưa linh mục Nguyễn Văn Lý đi khỏi đó lúc 14g30. Khi bị áp giải đi, linh mục mặc áo dòng đen, hai bên có 2 công an xốc nách. Lúc linh mục la to báo động thì bị bịt miệng, quấn một tấm vải quanh người, sau đó bị xô vào một chiếc xe 7 chỗ chờ sẵn trước nhà thờ. Chiếc xe rú gas chạy như ma đuổi. 
     

              Chiều cùng ngày, nhưng vào lúc 18g, anh Nguyễn Phong cũng bị công an đến nhà còng tay áp giải đi. Trước đó đôi ba hôm, vài công an cao cấp đã hẹn anh sáng ngày 30-3 sẽ tới tận nhà, chở anh đi uống cà-phê dùng điểm tâm rồi đến tòa luôn thể !?! Anh Nguyễn Bình Thành, cô Hoàng Thị Anh Đào và cô Lê Thị Lệ Hằng, mỗi người đều bị 4 công an đem 4 chỗ ngồi đến nhà lúc 5g40 sáng 30-3 để đưa đi (không còng tay). Xe chở họ thẳng đến tòa án tỉnh, 15A Tôn Đức Thắng, thành phố Huế lúc 6g. Tất cả ngồi yên trên xe, tới 7g thì bị đưa thẳng vào tòa. Mọi bị cáo trước đó đều được yêu cầu bằng miệng là không được mặc áo trắng, thậm chí cả áo hoa nền trắng!!!

              Phần linh mục Lý thì vào lúc 6g, một số giáo dân An Truyền tới sớm và đang đứng ở công viên trước tòa án, bỗng thấy một xe bít bùng đỗ lại trước cổng tòa. Cửa xe mở, họ thấy cha Lý bị đẩy xuống và sau đó bị hai công an dùng hết sức bình sinh lôi vào tòa vì vị linh mục nhất quyết không đi. Trong lúc này, nhiều giáo dân từ nhiều giáo xứ quanh thành phố như Phủ Cam, Mẹ Hằng Cứu giúp, Nguyệt Biều... và xa hơn như An Bằng, Hà Úc... cũng lục tục kéo đến. Phần lớn đến trước cổng tòa án, xin vào, nhưng khi bị công an hỏi giấy mời thì tất cả đều không có, thế là bị đuổi lui. Họ dồn ra công viên, nhưng rồi công an –đa phần mặc thường phục- cũng đến và tìm cách xua đuổi họ dần dần, nhưng trước đó thì ghi hình và thâu âm họ, để rồi mai mốt, các công an địa phương sẽ được triệu tập về đồn công an tỉnh hay thành phố để "nhận diện" "bọn thảo dân quá khích phản động" hầu bắt đầu chiến dịch khủng bố hạch sách. Một số giáo dân và người hiếu kỳ khác thì lại bị chặn từ xa, ở các đường Hùng Vương, Lê Quý Đôn hay Bà Triệu, vốn tiếp giáp với đường Tôn Đức Thắng.

              Theo ước tính, số công an được huy động trong ngoài phòng xét xử lên tới cả 500 người. Chưa kể số đứng tại công viên trước tòa án, tại những trạm gác cách tòa án khoảng 150m, tại các quán càphê trong khu vực và tại các ngã tư những con đường nói trên. Ngoài ra, tại những giáo xứ thuộc loại điểm nóng như An Bằng (nơi linh mục Giải cai quản), Nguyệt Biều, An Truyền (nơi linh mục Lý từng đứng lên tranh đấu), Phủ Cam (nơi linh mục Lợi đang bị quản thúc) thì công an rải đều hay chặn mọi chốt.

              Phiên tòa khai mạc lúc 7g30 và kết thúc lúc 11g30. Ngoài 5 bị can, thành phần tham dự gồm có Hội đồng xét xử (chánh án Bùi Quốc Hiệp, công tố viên [viện kiểm sát], hội thẩm nhân dân [bồi thẩm đoàn]), vài người dân làm chứng gian, vài đại diện ngoại giao đoàn, ít phóng viên quốc tế, các ban ngành, nhân viên truyền thông và nhiều nhất vẫn là công an. Tuyệt đối không có luật sư biện hộ, không có thân nhân của các bị can, không có đại diện của tòa Tổng Giám Mục Huế.

              Khi chủ tọa phiên tòa (chán án Bùi Quốc Hiệp) chuẩn bị đọc lời khai mạc, thì 2 công an (mặc sắc phục) xốc nách linh mục Nguyễn Văn Lý, lôi mạnh vào phòng xử, vì Linh mục quyết trì lại, rồi đặt Linh mục ngồi hàng ghế đầu tiên. Cha Lý mặc áo sơ mi màu tím ruốc, quần tây, đi sandal, hai tay bị còng. Gương mặt cha rất cương nghị, cặp mắt sắc bén, không ai dám trực tiếp nhìn thẳng vào. Khi chủ tọa phiên tòa đang đọc lời khai mạc thì Lm Lý phản đối bằng cách đọc to bài thơ "Tòa án Cộng sản VN" ( xin xem Bản tin từ Huế ngày 22-3). Nhưng mới đọc được 4 câu đầu:

    "Tòa án Cộng sản Việt Nam

    Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười

    Quan tòa một lũ đười ươi

    Tay sai nô bộc xử người nào đây..."

    thì cha bị bịt miệng, kéo ra khỏi phòng xử, đưa vào phòng cách ly bên cạnh, và chỉ được theo dõi phiên tòa qua hệ thống âm thanh. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Linh mục trong phòng xử (5 phút).

              Lần xuất hiện thứ hai là khi chủ tọa phiên tòa kêu mỗi bị can ra đứng trước vành móng ngựa để nghe đọc và xác nhận lý lịch. Từ phòng cách ly, hai công an xốc nách linh mục Lý kéo ra đến đứng trước vành móng ngựa. Linh mục liền cực lực phản đối bằng cách vùng vẫy, dùng chân đá nhào vành móng ngựa, miệng tố cáo: " Chính tòa án này, chính Viện kiểm sát này, chính Sở công an này, chính Chế độ CS này phải chịu tội trước lịch sử dân tộc Việt Nam, không thể thoát khỏi, là thay vì đào tạo nên một dân tộc sĩ khí anh hùng, thì đã dùng mọi thủ đoạn đàn áp, để tạo nên một dân tộc hèn nhát, sợ hãi, rồi cho đó là thắng lợi, thành công... " (xem Bản tin từ Huế ngày 22-3).  Vì lúc này giọng LM hơi khàn và phòng xử lộn xộn nên ít ai nghe rõ. Cha định nói tiếp thì đã một công an xông vào bịt miệng và hai công an khác lại phải xốc nách lôi ra khỏi phòng. Lần xuất hiện này kéo dài khoảng 10 phút.

              Khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu lấy lời khai từng bị cáo thì Lm Lý lại được đưa vào phòng xử. Cha lại phản đối bằng cách hét ho: " Đả đảo đảng Cộng sản! Đả đảo đảng Cộng sản!" và chuẩn bị tuyên bố Lời Chứng cuối cùng (xin xem Bản tin từ Huế ngày 29-3) thì một công an nhào tới bịt miệng, hai công an lại lôi vào ra cách ly, và cha ở mãi trong đó cho đến hết phiên tòa. Xin nhớ là trong các lần xuất hiện trước tòa, linh mục Lý luôn ngồi, không đứng, để bày tỏ lòng khinh bỉ. Từ trong phòng cách ly, qua loa, linh mục Lý vẫn nghe được diễn tiến nơi phòng xử, và thỉnh thoảng lại cất tiếng cười vang chế diễu. Cả 3 lần bịt miệng Lm Lý đều do tay công an tên Nguyễn Minh Tân, PA 24 Sở công an tỉnh Thừa Thiên-Huế.

              Phiên tòa được tuyên bố ngay từ đầu là "công khai" nhưng chỉ công khai "dổm". Các phóng viên quốc tế và vài ba đại diện của tòa đại sứ Na uy và tòa lãnh sự Hoa Kỳ chỉ được hiện diện khoảng 5 phút trong phòng xử khi chủ tọa đọc lời tuyên bố khai mạc phiên tòa và khoảng 10 phút khi chủ tọa đọc bản án. Ngoài ra, suốt thời gian xử, họ phải theo dõi qua màn hình ở một phòng bên cạnh. Vợ của anh Nguyễn Phong (tên Thúy) và vợ anh Nguyễn Bình Thành (tên Bưởi) chẳng những không được mời vào phòng xử mà còn bị đuổi khỏi công viên trước tòa án khi công an biết được danh tính hai chị. Lúc ấy bên trong, cuộc xử án đã bắt đầu, bạn bè quanh hai chị cất giọng phàn nàn khá to tiếng về sự bất công đối với họ. Công an chìm, mặc thường phục liền sà tới và ngang nhiên đòi kiểm soát thẻ chứng minh nhân dân. Kiểm soát xong, một tay công an tịch thu luôn thẻ của anh Nguyễn Phúc, em bị cáo Nguyễn Phong. Phúc mạnh mẽ đòi lại, chị Thúy cũng bênh vực cho em chồng. Thế là công an lôi anh Phúc về đồn kề đó, buộc anh vào tội gây rối, giữ anh lại cho đến hết phiên tòa. Còn chị Thúy thì bị công an xua như xua chó (cuộc đôi co này đã được một giáo dân ghi âm lại). Chị Bưởi, vốn là con người mạnh miệng, ăn nói sắc sảo, lên tiếng phản kháng rất to, nhưng rồi cũng bị cả một bầy công an đánh đuổi.

              Trở lại phòng xử. Vì không có luật sư biện hộ, nên các bị cáo phải tự bào chữa cho mình, thế mà cũng chẳng được phép. Ai có ý muốn tự biện hộ đều bị 2 công an mặc sắc phục kéo lui khỏi vành móng ngựa. Tòa chỉ cho phép nói "có" hay "không" trước các câu hỏi, như lối xử án xưa rày trong chế độ CSVN. Thế nhưng chánh án cũng chỉ hỏi cung qua loa, không cho bị cáo trình bày tư tưởng, lập luận của mình, dựa trên những quyền tự do cơ bản. Ai nói đến dân chủ nhân quyền mà Quốc tế đã thừa nhận trong Công ước quốc tế là bị cắt ngay. Tuy nhiên cả 4 người đều phản cung với giọng bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết. Anh Nguyễn Phong đã có lúc đưa 2 tay bị còng lên cao, dõng dạc tuyên bố: "Đến chết tôi vẫn đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, quyết duy trì đảng Thăng Tiến Việt Nam...". Anh định nói dài nữa thì đã bị công an ngăn chận (xin xem các lời tuyên bố ghi âm hay viết tay sẵn của anh đã tung lên mạng cùng lúc với phiên tòa ). Anh Nguyễn Bình Thành thì nói: "Hãy hỏi quốc tế : chúng tôi có tội gì khi đấu tranh cho tự do nhân quyền?.." Anh còn định nói thêm: "Những gì tôi đã làm đều phù hợp với Hiến pháp, với Công ước quốc tế nhân quyền, với khát vọng của toàn thể dân tộc và với lương tâm của tôi" như dự tính, tiếc thay công an đã lôi anh khỏi vành móng ngựa.

              Vì sợ hai nữ lưu cũng lên tiếng mạnh mẽ như ba nam chiến sĩ, tòa đã vội vàng kết thúc để nghị án. Sau khi nghỉ khoảng 20 phút, phiên tòa tiếp tục. Chủ tọa phiên tòa đọc bản án, linh mục Lý không được hiện diện mà chỉ được nghe từ trong phòng cách ly (vì đã "vi phạm quy định của tòa"!?!). Mức án như sau:

    - Lm Nguyễn Văn Lý                 8 năm tù ở   + 5 năm quản chế

    - Anh Nguyễn Phong                 6 năm tù ở   + 3 năm quản chế

    - Anh Nguyễn Bình Thành         5 năm tù ở   + 2 năm quản chế

    - Cô Hoàng Thị Anh Đào          2 năm tù treo + 3 năm thử thách

    - Cô Lê Thị Lệ Hằng                 1 năm rưỡi tù treo + 2 năm thử thách.

              Bản án đọc xong, phiên tòa kết thúc, mọi người giải tán thì có 4 công an đến còng tay anh Phong anh Thành lại (anh Phong trước đó đã có lúc được mở còng). Họ đưa hai anh và cha Lý lên xe bít bùng trở về nhà giam (chúng tôi hiện chưa biết ba người này bị giam ở đâu). Hai cô Anh Đào và Lệ Hằng trở về nhà, trong sự thở phào, chào đón, hỏi han của thân nhân. Nhưng cho tới hôm nay, cả hai đi đâu cũng có công an theo dõi rình mò. Chẳng biết công an ở đâu mà lắm thế!!!

              Dĩ nhiên bên ngoài tòa không ai biết gì, vì đã chẳng có loa phát thanh ra. Nhưng sau đó, và đến chiều tối, nghe các đài phát thanh dân chủ như Quê Hương, Chân Trời Mới, Á châu Tự do, Pháp Quốc tế (RFI).... hoặc ai lên được mạng internet thì đã biết khát rõ chuyện "thâm cung bí xử" (=xử   án bí mật) nhờ các phóng viên ngoại quốc đánh tin từng phút một từ trong tòa án. Phóng viên vỉa hè thì lấy tin từ thân nhân các bị can lãnh án treo!!! Dễ hiểu thôi, ai cấm được! Có người cũng suy đoán sự việc (dĩ nhiên suy đoán ngược) từ mục tin tức Truyền hình của CS lúc 7 giờ tối cùng ngày về phiên tòa, một loại bản tin bao giờ cũng dối trá một cách trơ trẽn: "Các phạm nhân cuối cùng đã cúi đầu nhận tội" và "Nhân dân đều đồng tình với mức xử phạt nghiêm minh của tòa án..."           Nhưng lần này thì CS đã bị hố to (không khéo hội đồng xử án và bộ phận an ninh phiên tòa đang phải viết kiểm điểm vì đã không bảo đảm sự "toàn thắng của công lý xã hội chủ nghĩa"!!!). Tuy bị những bản án nặng nề, bất công, man rợ, linh mục Nguyễn Văn Lý và 4 chiến sĩ dân chủ hòa bình đã đạt được một chiến thắng dòn dã, ngoạn mục. Tinh thần đấu tranh của 5 người thật mạnh mẽ, nhất là vị linh mục can trường, bất khuất, luôn muốn lên tiếng cho tự do bằng cách chấp nhận tù tội! CS cũng không thể ngờ rằng 4 chiến sĩ trẻ mà công an đã cầm chắc là sẽ phải đầu hàng khiếp nhược lại quật cường, vùng dậy cách oai phong! Chắc chắn trong hội trường hôm ấy, có rất nhiều cán bộ đảng viên CS đã hết sức cảm phục nhưng không bày tỏ được. Nếu CS đủ liêm sỉ và can đảm mà để cho phiên tòa đó được diễn ra một cách công khai đúng nghĩa, chắc chắn nó đã trở thành một cuộc đấu tranh của nhân dân thành phố Huế!!

              Cuối cùng, tưởng cũng nên nói đến hai nhân vật bên lề nhưng có liên can. Đó là linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải và linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, chiến hữu của linh mục Nguyễn Văn Lý. Biết linh mục Giải sẽ dẫn giáo dân An Bằng lên ủng hộ 5 chiến sĩ, sáng ngày 29-3 và 30-3, chính quyền xã Vinh An đã mời cha đến trụ sở xã "làm việc", với ý đồ "điệu hổ ly sơn". Toàn bộ nhân viên xã Vinh An (10 người) vây lấy, tấn công vị linh mục với nhiều câu hỏi tới tấp, liên quan đến Pháp lệnh tôn giáo (cha Giải thường tổ chức lễ lạc, xây dựng cơ sở mà không xin phép), đến hoạt động liên tôn (cấu kết với các thành phần "tôn giáo phản động"), đến việc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền qua việc "phát tán lung tung" nhiều bài viết trên mạng. Linh mục Giải đã ung dung trả lời và yêu cầu ghi vào biên bản: "Tôi chấp hành Hiến pháp trừ điều 4 và chấp hành các bản văn dưới luật phù hợp với Hiến pháp. Tôi phản kháng Pháp lệnh về tôn giáo tín ngưỡng. Tôi quyết liên kết với Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, Phật Giáo Hòa hảo thuần túy và Tin lành để đòi tự do tôn giáo. Tôi hãnh diện vì phát tán các bài viết đấu tranh lên mạng mà được nhiều người tìm đọc" Bótay.com!!

              Linh mục Phan Văn Lợi thì đã được công an ưu ái "gác cho ngủ ngon" từ hôm mồng một Tết (17-2) đến nay. Thành thử 3 ngày xuân Linh mục chẳng có thể đi thăm ai mà cũng chẳng mấy ai dám đến thăm nhà. Có một nhóm sinh viên đến học giáo lý với linh mục nay cũng xin bái biệt. Công an mà "chiếu cố" thì không có đường tốt nghiệp đại học. Hôm 6-3, ông Phó Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Kenneth Chern ở Sài Gòn hẹn đến thăm linh mục. Phái đoàn đã ra Huế và chiều hôm đó định tới nhà linh mục nhưng đã bị khoảng 15 công an (do thiếu tá Phạm Văn Trạch cầm đầu) chặn từ xa và ngay đầu ngõ. Không nản chí, chiều 30-3 mới rồi, sau khi dự phiên tòa xử linh mục Lý và các bạn, ông Phó Tổng lãnh sự cùng đoàn tùy tùng lại đến. Nhưng khi xe định từ đường lớn Trần Phú quẹo vào con hẻm 41 để tới nhà linh mục, thì cũng lại được khoảng 15 công an trẻ chặn lại. Từ ngoài lộ, ông gọi điện thoại vào cho linh mục, tỏ nỗi bất bình và sự tiếc nuối. Cũng Bótay.com!! Linh mục Lợi đáp: "Đó là sự xúc phạm quốc thể nước Mỹ, khinh thường cường quốc Hoa Kỳ và là bằng chứng không có tự do tại Việt Nam ". Ông Kenneth cho biết sẽ báo lại vụ việc lên ông Tổng lãnh sự tại Sài Gòn, ông Đại sứ tại Hà Nội và lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bên Washingon DC. Đồng thời hẹn dịp khác!!!

              Phóng viên FNA tường trình từ Huế lúc 22g30 ngày 31-03-2007 (giờ VN)

    CSVN Bịt Mồm LM Nguyễn Văn Lý Kết Án 8 Năm Tù Giam Vì "Tội" Chống Nhà Nước

    CSVN Bịt Mồm LM Nguyễn Văn Lý Kết Án 8 Năm Tù Giam Vì "Tội" Chống Nhà Nước Qua Một Phiên Tòa Trò Hề Tại Huế

    (Thừa Thiên-Huế - VNN) Hãng AFP hôm 30-03 đánh đi bản tin, tòa án CSVN tỉnh Thừa Thiện-Huế trong phiên xử kéo dài 3 giờ rưởi đã kết án 8 năm tù giam LM Nguyễn Văn Lý vì tội mà họ gọi là "tuyên truyền chống chế độ". Điểm đặc biệt được các hãng thông tấn ngoại quốc ghi nhận là ngay khi mở phiên tòa, linh mục Lý lên tiếng đả đảo và tố cáo chế độ dùng luật rừng để kết tội ông, lập tức bị công an bịt miệng và phiên tòa được tiếp tục.

    Cùng bị bắt đưa ra tòa với LM Lý còn có 4 nhà dân chủ khác, bị xử từ 18 tháng tù tới 6 năm tù giam. Chánh án CSVN Bùi Quốc Hiệp đã xem đây là "một âm mưu tội ác quan trọng gây nguy hiểm cho chế độ XNCNVN".

    Linh mục Nguyễn Văn Lý, 60 tuổi, bị CSVN lên án cầm đầu phong trào Dân chủ có tên là "khối 8406", được thành lập tháng 4-2006, đã thu thập từ mùa thu năm ngoái 2.000 chữ ký hỗ trợ tham gia phong trào, cũng như yểm trợ các nhóm chính trị bất hợp pháp, trong đó có đảng Thăng Tiến Việt Nam. Lm. Lý đã từng bị chế độ CSVN kết án 14 năm tù. Bản án sau cùng năm 2001, chế độ kết án vị linh mục này 15 năm tù vì đã viết bài tường trình trước Ủy Ban Quốc tế về tự do tôn giáo ở Quốc Hội Hoa Kỳ. 4 người khác bị truy tố cùng linh mục Lý là Nguyễn Phong 32 tuổi, Hoàng thị Anh Đào 21 tuổi, Nguyễn Bình Thành 51 tuổi và Lê Thị Lệ Hằng 44 tuổi đã nhìn nhận trước tòa là thành viên của đảng Thăng Tiến Việt Nam. Nguyễn Phong cũng đã tuyên bố trước tòa CSVN rằng: "đối với tổ quốc Việt Nam tôi tiếp tục đấu tranh vì các giá trị tự do và Dân chủ". Trong khi đó đứng bên cạnh là Nguyễn Bình Thạnh đòi được xét xử theo luật quốc tế.

    Hồi đầu tháng 3 chế độ CSVN cũng đã bắt giữ 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vì tội tuyên truyền chống chế độ, họ có thể bị đưa ra xét xử trong những ngày tới. Hành động của nhà cầm quyền Hà Nội đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án nặng nề. Họ lên án chế độ đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) nhưng không hành xử như một quốc gia pháp quyền, không tôn trọng các qui định quốc tế đã ký. Được biết là linh mục Lý đòi mặc áo dòng ra tòa nhưng ông bị công an cuỡng chế bắt mặc áo thường phục, để tránh báo chí quốc tế đưa hình ảnh tù nhân mặc áo dòng tu đi khắp nơi gây xúc động thế giới.

    Theo tin AP hôm 29-03 dân biểu Cộng hòa Frank Wolf đã lên tiếng đòi chính phủ Bush cách chức đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Marine, vì không tích cực bênh vực nhân quyền và dân chủ sau hàng loạt các vụ đàn áp bắt bớ các tu sĩ các nhà dân chủ ôn hòa tại Việt Nam. Cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên thế giới đã mở chiến dịch vận động các chính phủ nơi họ cư ngụ can thiệp trả tự do cho các nhà Dân chủ ôn hòa.-

    Nguồn: http://www.lenduong.net/spip.php?article18604

    Thông cáo báo chí về phiên tòa trò hề đối với LM Nguyễn Văn Lý 30.03.2007

    Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân về việc phiên tòa trò hề của CSVN ngày 30.03.2007 đối với Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các nhà đấu tranh dân chủ khác thuộc Đảng Thăng Tiến.

    Cơ sở Việt Tân Jylland.
    -------------------------------------

    Báo chí CSVN tung loạt bài tuyên truyền đánh phá các tổ chức đấu tranh

    Thưa Quí Đồng Hương,

    Gần đây, trước tình hình đấu tranh bộc phát ngày càng mạnh mẽ cả trong và ngoài nước, CSVN đã đồng loạt tung ra trên báo chí, truyền hình trong nước những luận điệu tuyên truyền, vu cáo những nỗ lực đấu tranh cho tự do, dân chủ đa đảng của dân chúng trong nước và tại hải ngoại.

    Ngoài những luận điệu cố hữu, chúng tung tin sai lạc về một số tổ chức đấu tranh, vu cáo các tổ chức nầy là những tổ chức khủng bố v.v... nhằm để hóa giải các áp lực quốc tế mà đồng bào trong và ngoài nước đã và đang tiếp tục vận động. Phản ứng nói trên của nhà cầm quyền CSVN cho thấy các áp lực nầy ngày càng gây nhiều khó khăn cho chế độ của chúng.

    Dưới đây là một vài bài báo tuyên truyền trên các cơ quan truyền thông của chúng như Nhân dân, Tin tức online, Thông tấn xã VN, Vietnam news agency... được tung ra hôm 29.03.2007.

    Cơ sở Việt Tân Jylland.
    -------------------------------------


    Công an VC áp tải LM Nguyễn Văn Lý vào tòa án
    của chúng ngày 30.03.2007 (hình chiếu trên truyền
    hình trong nước hôm 30.03.2007) 
    ------------------------------------------------------------ -------------------

    Bài báo của Thông Tấn Xã VN ngày 29.03.2007
    http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/189872/Defa ult.aspx   

    Những kẻ khủng bố núp dưới chiêu bài dân chủ

    29/03/2007 -- 10:22 PM

    Hà Nội (TTXVN) – Những ngày này, người ta đang chứng kiến những hoạt động điên cuồng chống phá nhà nước Việt Nam của cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng," gọi tắt là "Việt Tân".

    Đây thực chất là một tổ chức khủng bố của những những kẻ phản động lưu vong núp dưới chiêu bài dân chủ, với sự cấu kết của các phần tử chống đối ở trong nước, không từ một thủ đoạn nào nhằm chống lại chính quyền nhân dân, phá hoại công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp xây dựng hòa bình của nhân dân Việt Nam!

    Thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 30/4/1980, Hoàng Cơ Minh, phó đề đốc Hải quân ngụy chạy sang Mỹ năm 1975, đã cùng số phần tử có hận thù với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để lập ra tổ chức phản cách mạng lưu vong "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" tại Nam California, Mỹ. 

    Ngày 10/9/1982, tại căn cứ kháng chiến ở vùng rừng núi Udon - Thái Lan, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") làm cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của "Mặt trận".  

    Cương lĩnh của "Việt Tân" xác định mục tiêu của tổ chức là nhằm xóa bỏ chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ XHCN ở Việt Nam. 

    Từ năm 1982 đến 1989, dưới sự chỉ đạo của "Việt Tân", "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đưa hàng chục tên xâm nhập vào các tỉnh miền Nam Việt Nam qua đường Lào, Campuchia để xây dựng cơ sở trong nước. Chính quyền trong nước đã phối hợp với nước Lào láng giềng bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động. 

    Từ năm 1989 đến 2000, "Việt Tân" thành lập thêm một số tổ chức ngoại vi, thông qua các tổ chức này thực hiện "Kế hoạch Nancy" móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới" với ý đồ lật đổ chính quyền ở Việt Nam. 

    Ở nước ngoài, "Việt Tân" triển khai rầm rộ "chiến dịch cờ vàng" nhằm hâm nóng tinh thần chống Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài; sử dụng "ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC) để tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam về vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" và vận động số phần tử cực hữu trong chính giới Mỹ ra các Dự luật chống Việt Nam. 

    Ngày 19/9/2004, nhóm này đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động công khai tại Berlin, CHLB Đức, tiếp đó tuyên bố ra mắt ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Australia, Na Uy, Pháp, Bỉ... 

    Bên cạnh đó, "Việt Tân" đẩy mạnh hoạt động phát triển lực lượng trong số công dân Việt Nam học tập, lao động ở nước ngoài, sau đó đưa về nước hoạt động làm hạt nhân, kích thích các hoạt động gây rối an ninh trật tự, lôi kéo tập hợp lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho việc tiến hành một cuộc "cách mạng màu" ở Việt Nam; chúng tích cực hỗ trợ cho các tổ chức phản động như "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Đảng thăng tiến", " Đảng dân chủ XXI", "khối 8406". 

    Với bản chất côn đồ, manh động, bọn cầm đầu "Việt Tân" vẫn tiếp tục chủ trương tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại trong nội địa. Cuối năm 2002, Bộ Công an phát hiện "Việt Tân" chỉ đạo một số đối tượng trong nước lập lực lượng vũ trang bí mật, thuê lưu manh, tội phạm hình sự ám sát cán bộ ta, sau đó thủ tiêu số này để bịt đầu mối. 

    Lợi dụng chính sách mở cửa về kinh tế, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, Việt Tân đang chủ trương lợi dụng các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài để tạo vỏ bọc, đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động, đồng thời lựa chọn một số đối tượng chống đối cực đoan trong nước như Nguyễn Chính Kết, Lê Quốc Quân, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài và đẩy số này ra hoạt động công khai chống chính quyền. Tổ chức này còn xây dựng các văn phòng luật sư, các chương trình tín dụng vĩ mô, các công ty kinh doanh ở trong nước để tạo kinh tài và vỏ bọc hoạt động cho cơ sở trong nước, kích động quần chúng nhân dân "đối đầu" với Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra làn sóng quần chúng khiếu kiện khắp nơi trong cả nước, và ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch công khai hóa tổ chức "Việt Tân" ở trong nước năm 2007.

    Hiện tổ chức "Việt Tân" đang phát động các chiến dịch chống Việt Nam ở nước ngoài như vận động Việt kiều và người nước ngoài "tẩy chay" hàng hóa, dịch vụ hàng không của Việt Nam... và trên thực tế chúng đã bắt đầu mở chiến dịch tẩy chay các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, "Việt Tân" ráo riết vận động một số nhân vật cực hữu trong chính giới Mỹ, các nước EU và một số tổ chức nhân quyền ở nước ngoài, như "Quan sát nhân quyền quốc tế" (HRW), "Ủy ban bảo vệ nhà báo" (CPJ), "Văn bút Canada" (Pen Canada) lên tiếng can thiệp cho một số đối tượng bị bắt giữ. 

    "Việt Tân" cũng có kế hoạch lợi dụng chuyến đi thăm Việt Nam vào ngày 5/4 sắp tới của đoàn nghị sỹ Mỹ để khuyếch trương thanh thế và kích động, cổ vũ cho số đối tượng trong nước, tạo cớ để vu cáo Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền nếu bị gây khó dễ hoặc ngăn chặn. 

    Do những hoạt động đe dọa xã hội, bao gồm cả những hoạt động khủng bố người Việt ở nước ngoài, "Việt Tân" đã bị Việt Nam xếp vào loại tổ chức khủng bố và cần được ngăn chặn nhằm đảm bảo an ninh cho mọi người dân./.

    ------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------
    Bài trên Vietnam News Agency của CSVN ngày 29.03.2007
    http://www.vnanet.vn/Home/EN/tabid/119/itemid/189889/Default .aspx
    Terrorists under the cover of democracy

    29/03/2007 -- 11:10 PM

    Ha Noi (VNA) - Vietnamese people and international communities have been following frenzied activities to sabotage the Vietnamese State by the so-called Viet Nam Canh Tan Cach Mang Dang (Viet Nam Rene Revolutionary Party) or Viet Tan.

    The Viet Tan is a terrorist organisation of reactionaries in exiles who, under the cover of promoting democracy, have coordinated with hostile elements inside and outside the country to sabotage the people's government and destroy the country's cause of renewal and its people's efforts to build the country in peace.

    In an attempt to sabotage the Vietnamese revolution, Hoang Co Minh, a Commodore of the Navy in the former Sai Gon regime, who fled to the US in 1975 together with elements hostile to socialism in Viet Nam, set up a counter-revolutionary organisation in southern California on April 30, 1980, called the National United Front for the Liberation of Viet Nam.

    The creed of the Viet Tan is to abolish the people's socialist State of Viet Nam.

    On September 10, 1982, Hoang Co Minh organised a congress in his base in Udon Thani, Thailand, to establish the Viet Tan as the nerve-centre directing all activities of the front.

    From 1982-89, under the leadership of the Viet Tan, the National United Front for the Liberation of Viet Nam sent dozens of members to southern Viet Nam via Laos and Cambodia to develop its local branch. The Vietnamese authorities, in cooperation with those in neighbouring Laos, uncovered and arrested hundreds of reactionary elements and seized a great number of weapons and reactionary documents.

    Between 1989 and 2000, the Viet Tan set up additional subsidiary organisations, through which it implemented the "Nancy Scheme," making contacts with hostile elements in the country to establish a reactionary organisation called the Alliance of Renovated National Forces, with the aim of overthrowing the Vietnamese Government.

    Furthermore, the Viet Tan expanded its "yellow flag movement" to warm up the anti-Viet Nam spirit within overseas Vietnamese communities. The Viet Tan also took advantage of the Vietnamese-American Public Affairs Committee to work against the Vietnamese State on " democracy and human rights" issues in addition to lobbying extreme elements of the US political circle to issue bills against Viet Nam.

    On Sept. 19, 2004, the organisation started activities publicly in Berlin, Germany, and later in Australia, Norway, France, Belgium and other places worldwide.

    The Viet Tan has also developed its forces by promoting efforts to lure Vietnamese citizens who are studying and working abroad to return home to be a nucleus of efforts to disrupt society and security and to gather forces for the promise of a "colour revolution" in Viet Nam.

    At the same time, they actively supported reactionary organisations such as the Alliance for Democracy and Human Rights for Viet Nam, the Advancement Party, the Democratic Party XXI and Bloc 8406.

    With its mafia-like nature, leaders of the Viet Tan continued its commitment to carrying out terrorist acts to sabotage the country. By the end of 2002, the police discovered that the Viet Tan had instructed a number of its elements in Viet Nam to gather a clandestine armed force and hire ill-doers and criminals to assassinate officials and later ruthlessly disposed of this army in order to silence them.

    Taking advantage of Vietnamese Party and State policies on economic openness and the advancement of democracy, the Viet Tan is planning to use some foreign organisation as a cover through which its members could enter Viet Nam to wage reactionary activities.

    The organisation is also attempting to contact extremist elements in the country and encourage them to take overtly reactionary actions against the administration.

    It has established law firms and businesses and designed microcredit programmes in Viet Nam with the aim of generating finances and creating a cover to support the activities of the agents it has placed in the country.

    The outlawed organisation has targeted to ignite the public throughout the country to go "head on" against the State and stir up a storm of petitions throughout the country to intensely prepare for a scheme of publicising the Viet Tan organisation in Viet Nam in 2007.

    The Viet Tan is now launching campaigns against Viet Nam in other countries, including ones to rally overseas Vietnamese and foreigners to boycott Vietnamese commodities and air services. In fact, a campaign to "boycott" air services offered by Vietnam Airlines has already begun.

    Additionally, the Viet Tan has tried to get a number of politicians holding extreme right-wing views in the US, Europe and several foreign human rights organisations to use their voices to intervene in the arrest of a number of law-breaking elements.

    The Viet Tan has worked out a plan to blare its operation and arouse and encourage elements inside the country to take actions which, once prevented, would serve as proof that Viet Nam was " abusing democracy and human rights."

    For its activities against society, including terrorist activities against Vietnamese residing abroad, the Viet Tan has been categorised by Viet Nam as a terrorist organisation which must be stopped in order to ensure security for everyone.-Enditem

    ------------------------------------------------------------ -----------------------------------------------------

    Bài báo của tờ Nhân Dân ngày 29.03.2007
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&arti cle=90183
    Cập nhật  09:23 ngày 29-03-2007

     

    Ðập tan âm mưu, hoạt động khủng bố chống nước ta của bọn phản động lưu vong "Việt Nam canh tân cách mạng đảng"



    ND-  Cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") là một tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, đã và đang câu kết với một số đối tượng xấu ở trong nước chống phá Nhà nước ta. Mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng đã bị nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phát hiện, kịp thời ngăn chặn. Xin cung cấp một số thông tin để bạn đọc thấy rõ những âm mưu, hoạt động khủng bố, phá hoại chống Việt Nam và sự thất bại của chúng.

    Sơ lược về tổ chức "Việt Tân"

    Thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 30-4-1980, Hoàng Cơ Minh (phó đề đốc Hải quân ngụy chạy sang Mỹ năm 1975) đã cùng số phần tử có hận thù với đất nước ta lập ra tổ chức phản động lưu vong "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" tại nam California (Mỹ).

    Năm 1981, được sự hỗ trợ của một số phần tử cực hữu ở nước ngoài, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn lập căn cứ kháng chiến ở  vùng  rừng núi Udon - Thái-lan từ đó làm bàn đạp đưa các nhóm vũ trang xâm nhập lãnh thổ  Việt Nam  hoạt  động phá hoại.

    Ngày 10-9-1982, tại căn cứ này, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức "đại hội" lập ra cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") làm cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của "Mặt trận", thành viên trong Ban chấp hành trung ương "Việt Tân" cũng đồng thời là thành viên Ban lãnh đạo "Mặt trận".

    Cương lĩnh của "Việt Tân" xác định mục tiêu của tổ chức là nhằm xóa bỏ Nhà nước Việt Nam.

    Hoạt động chống Nhà nước Việt Nam của "Việt Tân"

    Từ năm 1982 đến năm 1989, dưới sự chỉ đạo của "Việt Tân", "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đưa hàng chục tên trong lực lượng chúng gọi là kháng quản về các tỉnh phía nam để xây dựng cơ sở trong nước; tiếp đó chúng liên tục đưa các toán vũ trang mang tên "Ðông Tiến 1", "Ðông Tiến 2", "Ðông Tiến 3" xâm nhập Việt Nam qua đường Lào, Cam-pu-chia để lập mật cứ, tiến hành các hoạt động bạo loạn, khủng bố, âm mưu cướp chính quyền ở một số vùng chiến lược của Việt Nam. Ta đã phối hợp với bạn Lào bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động...

    Do các hoạt động xâm nhập vũ trang liên tiếp bị thất bại thảm hại và bị ta tiến công mạnh trên mặt trận ngoại giao về hoạt động khủng bố; mặt khác, do các thế lực thù địch bên ngoài không còn mặn mà với các tổ chức hoạt động vũ trang kiểu như "Việt Tân", "Chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh, nhất là sau sự kiện 11-9, "Việt Tân" buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, tuy âm mưu, ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam của chúng vẫn không thay đổi. Từ năm 1989 đến năm 2000, "Việt Tân" thành lập thêm một số tổ chức ngoại vi như "Liên minh Việt Nam tự do", "Hội chuyên gia Việt Nam hải ngoại", phát triển lực lượng vào số học sinh, lao động Việt Nam ở các nước Ðông Âu, lập ra "Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp" và "Ðông Tiệp"; thông qua các tổ chức này thực hiện "Kế hoạch Nancy" móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới" với ý đồ lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, chúng tiếp tục các hoạt động chống phá nước ta trên một số hướng sau:

    Ở ngoài nước, "Việt Tân" triển khai "chiến dịch cờ vàng" nhằm hâm nóng tinh thần chống Việt Nam trong bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài; sử dụng "Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC) để tuyên truyền chống nước ta. Ngày 19-9-2004, "Việt Tân" đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động tại Berlin, CHLB Ðức, tiếp đó tuyên bố ở một số nơi trên thế giới như Mỹ, Na Uy, Pháp, Bỉ..., để tập hợp lực lượng, tạo thanh thế và thực hiện các âm mưu, ý đồ chống Việt Nam. Tháng 10-2005, "Việt Tân" cùng với các tổ chức "Ðảng nhân dân hành động" của Nguyễn Sỹ Bình, "Ðảng dân tộc" của Nguyễn Hữu Chánh thành lập cái gọi là "Hội đồng cách mạng cứu quốc" do Nguyễn Khánh làm chủ tịch.

    Ðối với trong nước, "Việt Tân" đẩy mạnh hoạt động phát triển lực lượng trong một số công dân Việt Nam học tập, lao động ở nước ngoài, sau đó đưa về nước hoạt động làm hạt nhân, kích thích các hoạt động gây rối an ninh trật tự, lôi kéo tập hợp lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho việc tiến hành một cuộc "cách mạng mầu" ở Việt Nam; chúng tích cực hỗ trợ cho các đối tượng xấu trong nước nhen nhóm và tuyên bố thành lập các tổ chức phản động như "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Ðảng thăng tiến", "Ðảng dân chủ XXI", "khối 8406", cổ vũ, kích động số này tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam.

    Với bản chất côn đồ, manh động, bọn cầm đầu "Việt Tân" tiếp tục chủ trương tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại trong nội địa nước ta. Cuối năm 2002,  công an ta phát hiện "Việt Tân" chỉ đạo một số đối tượng trong nước lập lực lượng vũ trang bí mật, thuê lưu manh, tội phạm hình sự ám sát cán bộ ta, sau đó thủ tiêu số này để bịt đầu mối.

    Lợi dụng chính sách mở cửa về kinh tế, mở rộng dân chủ của Ðảng và Nhà nước ta, Việt Tân đang âm mưu đẩy mạnh các hoạt động:

    - Tìm cách lợi dụng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài để tạo vỏ bọc, đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động.

    - Tăng cường tác động, lôi kéo học sinh, công nhân Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài.

    - Lựa chọn trong số những đối tượng phản động, cực đoan trong nước để xây dựng thành lãnh đạo cấp cao của tổ chức, sử dụng số này như "những con thiêu thân" bằng cách đẩy số này ra hoạt động chống chính quyền.

    - Xây dựng các văn phòng luật sư, các chương trình tín dụng, các công ty kinh doanh ở trong nước để tạo nguồn tài chính và vỏ bọc hoạt động trong nước.

    - Chỉ đạo số cơ sở ngầm của chúng ở trong nước kích động quần chúng nhân dân "đối đầu" với Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra làn sóng quần chúng khiếu kiện khắp nơi trong cả nước, trong đó mưu toan thực hiện  chiến dịch mặc "áo trắng" vào ngày 1, 15 hằng tháng và ngày bầu cử Quốc hội khóa XII; thành lập những nhóm đấu tranh cho quyền "tự do ngôn luận", "tự do lập hội" như "Hội nhà báo tự do", "Hội bảo vệ ký giả", "Nhóm ái hữu công nhân Việt Nam", "Hội dân oan", "Công đoàn độc lập"...

    Với sự giúp sức của một số nhân viên sứ quán nước ngoài, và một số tên cầm đầu nhóm chống phá ở trong nước, chúng đã đưa hoặc định đưa một số đối tượng ra nước ngoài đào tạo thành nòng cốt cho việc hình thành các tổ chức phản động; thu thập tài liệu gửi các tổ chức NGO, báo chí nước ngoài lên tiếng gây áp lực, tố cáo Việt Nam vi phạm "dân chủ, nhân quyền".

    Ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch công khai hóa tổ chức "Việt Tân" ở trong nước năm 2007. Chúng cho rằng, năm 2007 là năm có thể xảy ra sự kiện có tính chất "bước ngoặt" ở Việt Nam do Việt Nam đã gia nhập WTO, bầu cử Quốc hội với khuynh hướng mở; mặc dù có một số cái gọi là nhóm đối lập đã tuyên bố thành lập ở trong nước, nhưng đều không có tiếng tăm, cho nên chúng coi đây là thời cơ để "Việt Tân" công khai hoạt động ở trong nước.

    Tổ chức "Việt Tân" đang phát động các chiến dịch chống Việt Nam ở nước ngoài như vận động Việt kiều và người nước ngoài "tẩy chay" hàng hóa, dịch vụ hàng không của Việt Nam... Và thực tế, chúng đã mở chiến dịch tẩy chay các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, "Việt Tân" ráo riết vận động nhân vật cực hữu trong chính giới một vài nước và một số "tổ chức nhân quyền" ở nước ngoài, như "Quan sát nhân quyền quốc tế" (HRW), "Ủy ban bảo vệ nhà báo" (CPJ), "Văn bút Canada" lên tiếng can thiệp cho số đối tượng bị bắt giữ...

    Âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động điên cuồng và xảo quyệt như vậy, nhưng với tinh thần cảnh giác cách mạng, nhân dân và công an ta đã tập trung lực lượng, chủ động phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ cơ sở ngầm của bọn chúng ở trong nước, nhất là của cái gọi là đảng "Việt Tân"; ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu, kế hoạch hoạt động khủng bố, phá hoại của chúng.
    ------------------------------------------------------------ ----------------------------------------------------- ----
    Bài báo của TIN TUC ONLINE ngày 29.03.2007
    Tổ chức phản động lưu vong Việt Tân
    Thứ năm, 29/3/2007, 10:23 GMT+7

    Chiều 28/3, Tổng cục An ninh Bộ Công an đã thông báo với lãnh đạo một số cơ quan báo chí về những âm mưu hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam của một số tổ chức phản động thời gian qua, đặc biệt là tổ chức phản động với tên gọi Việt Tân.

    Viettan.jpg
    Phiên toà xét xử đồng bọn của Hoàng Cơ Minh tháng 10/1992
    Nhiều bà con Việt kiều ở Mỹ và mới đây là một số nước Đông Âu có biết láng máng về một số người tự xưng là Đảng Việt Tân trên một vài trang web điện tử và mấy tờ báo lá cải phát hành bằng tiếng Việt ở nước ngoài. Lại cái trò chửi thuê của mấy kẻ vô công rồi nghề để kiếm ăn, nhiều người nghĩ vậy và cũng ít quan tâm đến những gì Việt Tân đang rêu rao.

    Việt Tân - sản phẩm từ những mưu đồ đen tối

    Mặc dù vậy cũng có người đang sinh sống, học tập hoặc lao động ở nước ngoài đã bị Việt Tân dụ dỗ, lừa phỉnh. Vậy Việt Tân là gì, và đang hoạt động vì ai? Xin thưa, Việt Tân là tên gọi của một tổ chức phản động do một nhóm người phản bội Tổ quốc Việt Nam đang trốn chạy lưu vong ở nước ngoài dựng lên.

    Kẻ đứng đầu đó chính là Hoàng Cơ Minh, nguyên Phó đề đốc Hải quân quân đội Sài Gòn, chạy sang Mỹ năm 1975. Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 3/4/1980, Hoàng Cơ Minh đã cùng số phần tử có hận thù với chế độ ta lập ra tổ chức phản cách mạng lưu vong "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" tại Nam California, Mỹ.

    Năm 1981, được sự hỗ trợ của một số phần tử cực hữu ở Mỹ và lực lượng tình báo lục quân Thái Lan, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn lập căn cứ kháng chiến ở vùng rừng núi Udon - Thái Lan, từ đó làm bàn đạp đưa các nhóm vũ trang xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam hoạt động phá hoại.

    Ngày 10/9/1982, tại căn cứ này, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội lập ra cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là Việt Tân) làm cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của "Mặt trận". Thành viên trong Ban chấp hành trung ương Việt Tân cũng đồng thời là thành viên Ban lãnh đạo "Mặt trận".

    Việt Tân hằn học đưa ra cương lĩnh, xác định mục tiêu của chúng là nhằm xoá bỏ chính quyền dân chủ nhân dân và chế độ XHCN ở Việt Nam. Và suốt từ khi thành lập đến nay, chúng đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và dân tộc Việt Nam.

    Đập tan những toan tính mù quáng của Việt Tân

    Từ 1982 đến 1989, dưới sự chỉ đạo của Việt Tân mà đứng đầu là Hoàng Cơ Minh, "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đưa hàng chục tên trong lực lượng chúng gọi là kháng quản về các tỉnh phía Nam để xây dựng cơ sở trong nước; tiếp đó chúng liên tục đưa các toán vũ trang mang tên Đông Tiến 1, Đông Tiến 2, Đông Tiến 3 xâm nhập về Việt Nam qua đường Lào, Campuchia để lập mật cứ, tiến hành các hoạt động bạo loạn, khủng bố, âm mưu cướp chính quyền ở một số vùng chiến lược của Việt Nam.

    Các lực lượng vũ trang Việt Nam đã phối hợp với bạn Lào bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động.  Hoàng Cơ Minh, kẻ trực tiếp chỉ huy Toán Đông tiến 2 bắt đầu hành quân xâm nhập về khu vực Tây Nguyên từ ngày 7/7/1987 để xây dựng mật cứ, nhưng khi vừa mới đặt chân lên đất Lào, chúng đã bị các lực lượng vũ trang Lào phối hợp với bộ đội Việt Nam liên tục chặn đánh, bắt sống 67 tên, tiêu diệt 60 tên, trong đó có Hoàng Cơ Minh.

    Toán Đông Tiến 3 do Trần Quang Đô chỉ huy thâm nhập vào địa bàn các tỉnh miền Trung ngày 22/8/1989 đã bị bắt và đưa ra xét xử. Mặc dù liên tiếp bị thất bại thảm hại và bị tấn công mạnh trên mặt trận ngoại giao về chống khủng bố, mặt khác phương Tây cũng không mấy mặn mà với cách hoạt động khủng bố trước đó, Việt Tân buộc phải thay đổi phương thức hoạt động.

    Tuy nhiên vẫn không từ bỏ ý đồ hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Từ năm 1989 đến 2000, Việt Tân thành lập thêm một số tổ chức ngoại vi như "Liên minh Việt Nam tự do", "Hội chuyên gia Việt Nam hải ngoại", phát triển lực lượng vào số học sinh, lao động Việt Nam ở các nước Đông Âu, lập ra "Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp" và "Đông Tiệp".

    Thông qua các tổ chức này chúng thực hiện "Kế hoạch Nancy" móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới" với ý đồ lật đổ chính quyền ở Việt Nam.

    Từ năm 2000 đến nay, chúng vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá ta. Ở ngoài nước, Việt Tân triển khai rầm rộ "chiến dịch cờ vàng" nhằm hâm nóng tinh thần chống Việt Nam trong cộng đồng người Việt; sử dụng "Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC) để tuyên truyền chống phá ta về vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" và vận động số phần tử cực hữu trong chính giới Mỹ ra các Dự luật chống Việt Nam.

    Ngày 19/9/2004, Việt Tân đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động công khai tại Berlin, CHLB Đức, tiếp đó tuyên bố ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Australia, Na Uy, Pháp, Bỉ…; để tập hợp lực lượng, tạo thanh thế và thực hiện các âm mưu, ý đồ chống Việt Nam.

    Tháng 10/2005, Việt Tân cùng với các tổ chức "Đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Sỹ Bình, "Đảng dân tộc" của Nguyễn Hữu Chánh thành lập cái gọi là "Hội đồng cách mạng cứu quốc" do Nguyễn Khánh làm chủ tịch hội đồng.

    Trong nước, Việt Tân đẩy mạnh hoạt động phát triển lực lượng trong số công dân Việt Nam học tập, lao động ở nước ngoài, sau đó đưa về nước hoạt động làm hạt nhân, kích thích các hoạt động gây rối an ninh trật tự, lôi kéo tập hợp lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho việc tiến hành một cuộc "cách mạng màu" ở Việt Nam; chúng tích cực hỗ trợ cho các đối tượng chống đối trong nước nhen nhóm và tuyên bố thành lập các tổ chức phản động như "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Đảng thăng tiến", "Đảng dân chủ XXI", "Khối 8406", cổ vũ, kích động số này tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam.

    Ngoài ra, với bản chất côn đồ, manh động, bọn cầm đầu Việt Tân vẫn tiếp tục chủ trương tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại trong nội địa ta. Cụ thể, cuối năm 2002, cơ quan Công an phát hiện Việt Tân chỉ đạo một số đối tượng trong nước lập lực lượng vũ trang bí mật, thuê lưu manh, tội phạm hình sự ám sát cán bộ ta, sau đó thủ tiêu số này để bịt đầu mối.

    Gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa về kinh tế, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, Việt Tân đang chủ trương đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta như: Tìm cách lợi dụng các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài để tạo vỏ bọc, đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động; Tăng cường tác động, lôi kéo học sinh, công nhân Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài.

    Bên cạnh đó lựa chọn trong số những đối tượng chống đối, cực đoan trong nước để xây dựng thành lãnh đạo cấp cao của tổ chức, sử dụng số này như những con thiêu thân bằng cách đẩy ra hoạt động công khai chống chính quyền; Xây dựng các Văn phòng luật sư, các chương trình tín dụng vĩ mô, các công ty kinh doanh ở trong nước để tạo kinh tài và vỏ bọc hoạt động cho cơ sở trong nước; Chỉ đạo số cơ sở ngầm của chúng ở trong nước kích động quần chúng nhân dân đối đầu với Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra làn sóng quần chúng khiếu kiện khắp nơi trong cả nước; Thành lập những bộ phận đấu tranh cho quyền "tự do ngôn luận", "tự do lập hội", như "Hội nhà báo tự do", "Hội bảo vệ ký giả", "Nhóm ái hữu công nhân Việt Nam", "Hội dân oan", "Công đoàn độc lập"…

    Chúng đã đưa hoặc định đưa một số đối tượng ra nước ngoài đào tạo thành hạt nhân nòng cốt cho việc hình thành các tổ chức nói trên; thu thập tài liệu gửi các tổ chức NGO, báo chí quốc tế lên tiếng gây áp lực, tố cáo Việt Nam vi phạm "dân chủ, nhân quyền". Cùng với đó, chúng ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch công khai hoá tổ chức Việt Tân ở trong nước năm 2007.

    Chúng dự định thời điểm để tuyên bố công khai là vào ngày 20/5/2007, là ngày bầu cử Quốc hội, hoặc ngày 28/8/2007, ngày Hoàng Cơ Minh bị tiêu diệt. Hiện tổ chức Việt Tân đang phát động các chiến dịch chống Việt Nam ở nước ngoài như vận động Việt kiều và người nước ngoài "tẩy chay" hàng hóa, dịch vụ hàng không của Việt Nam…

    Ngoài ra, Việt Tân ráo riết vận động một số nhân vật cực hữu trong chính giới Mỹ và một số tổ chức lên tiếng can thiệp cho số đối tượng bị bắt giữ … Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Công an, cơ quan An ninh đã và đang phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung lực lượng, biện pháp chủ động phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ số cơ sở của bọn phản động lưu vong ở trong nước, nhất là Việt Tân; ngăn chặn và vô hiệu hoá mọi âm mưu, kế hoạch hoạt động khủng bố phá hoại của chúng.

    Theo congannhandan.gif

    Video: Linh Mục Nguyễn Văn Lý Trước Tòa Án Giả Tạo CSVN

    Bấm Vào Đây

    Tuyên bố trước loạt bài tấn công Đảng Việt Tân trên báo chí của CSVN

    Kính thưa Quí Đồng Hương,

    Trước loạt bài tấn công Đảng Việt Tân đăng trên báo chí trong nước và trên hệ thống tuyên truyền bằng ngoại ngữ của chế độ CSVN, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) xin tuyên bố:   

    Hãy nói cho người Việt Nam không được nói!

    Vụ án Huế: Ai được, ai thua?

     

    Bùi Tín


    Giữa cố đô Huế, chế độ độc đảng, nền tư pháp độc đảng, bộ chính trị độc đảng vừa biểu diễn một cuộc xử án cực kỳ ngoạn mục.

    Bị cáo có 5 người, một linh mục (Lm) từng 3 lần ngồi tù trong 14 năm, 2 phụ nữ, trong đó có 1 cô giáo 21 tuổi.

    Vụ xử diễn ra có chừng 5 tiếng đồng hồ, không cần luật sư, chẳng cần phản biện, không cần tranh cãi theo luật định, để cuối cùng chánh án Bùi Quốc Hiệp tỉnh khô tuyên án linh mục Lý 8 năm tù giam về tội "tuyên truyền chống nhà nước, liên lạc với tổ chức phản động ở nước ngoài" hai cô phụ nữ bị kết án 18 tháng tù treo.

    Xin lẩy ra những nét bi hài của vụ xử, tiêu biểu cho thế kẹt cứng của một chế độ nửa chừng xuân, nửa tỉnh nửa mê, khi mê khi tỉnh, vừa mê say hội nhập để nhận đầu tư quy mô lớn, lại vừa run lẩy bẩy khi hội nhập vì sợ mất độc quyền cai trị cùng độc quyền tham nhũng…

    Họ dọa linh mục Lý là không chịu khuất phục thì sẽ xử mức cao nhất là 20 năm tù hay cả tử hình, nhưng lại tuyên án 8 năm tù!

    Họ định xử kín để không ai thấy trò xử án kỳ khôi, vi phạm ngay luật tố tụng hình sự của họ, nhưng cuối cùng đã phải để 20 phóng viên trong nước của báo Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, VN Net… cũng như các phóng viên nước ngoài của AFP, AP, Reuters đến dự.

    Muốn xử kín để trò hề xử án kiểu độc tài nhố nhăng khỏi lộ liễu, nhưng do sức ép từ phương Tây, ngày cuối cùng họ đành miễn cưỡng để các nhà ngoại giao của Mỹ, Australia, Bỉ (Belgium), Thụy điển (Sweden), Thụy Sĩ (Switzerland) từ Hà Nội vào Huế đến dự phiên tòa. Nhưng khi đến dự rồi, lại có lệnh của bộ Công an ngăn chặn họ vào trong phòng xử. Thế là tại trụ sở uỷ ban tỉnh nổ ra cuộc đấu khẩu của đại diện 3 bộ tư pháp, ngoại giao và công an, không ai chịu ai. Cuối cùng đành đi đến giải pháp dở hơi, cũng lại nửa chừng xuân: cho người nước ngoài dự vài phút khai mạc, rồi mời họ ra xem trên máy truyền hình, và chờ vào lại dự lúc tuyên án.

    Bộ máy an ninh ngành truyền thông có phương án phá sóng để làm rối loạn việc truyền tin về vụ xử án ra nước ngoài, nhưng thất bại to; tiến trình vụ xử được truyền gần như tức thời. Cả khi linh mục ngồi lỳ không chịu đứng dậy, và nhất là khi linh mục hô to 2 lần: "Đả đảo đảng cộng sản Việt Nam!".

    Lm Nguyễn Văn Lý: Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam (30/3/2007)
    Nguồn: Hoang Dinh Nam / AFP
    Mặc dù đài và loa của đảng oang oang vu cáo linh mục Lý và 4 bị cáo khác, bà con cả giáo và lương trong cố đô Huế cũng như từ ngoại thành kéo đến đông trước và quanh tòa án, bàn tán và truyền nhau mấy câu thơ Lm Lý vừa nhắn gửi ra :

    "Tòa án cộng sản Việt Nam
    Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười!"


    Ai cũng biết linh mục Lý đã tuyệt thực từ ngày 16/3/2007 , nhưng khi công an cử một bác sỹ ngày 27/3 đến với chủ ý chứng nhận linh mục quá yếu không thể ra tòa để họ xử vắng mặt cho gọn, thì linh mục liền khẳng định có đủ sức khỏe để có mặt tại tòa ngày 30 như dự định.

    Khi bộ máy tuyên truyền ra rả vu cáo là linh mục Lý rất đơn độc trong việc làm của ông thì các linh mục trẻ và toàn bộ giáo dân quanh vùng xóm Củi thường xuyên kéo đến thăm hỏi ân cần, như các Lm Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Văn Huy và Lê Đình Du; các vị này còn công khai nói lên lòng cảm phục gương đấu tranh cao đẹp của Lm Lý.

    Một thất bại khá nặng của công an Huế là họ ra sức tách Lm Lý khỏi tòa giám mục Huế, tuyên truyền xuyên tạc rằng Lm Lý không được Đức tổng giám mục Địa phận Huế đồng tình! Ngày 28/5 Đức Tổng giám mục Nguyễn Như Thể đã công khai cho chuyển đến linh mục Lý 4 củ sâm quý cũng như gói quà có nhiều ý nghĩa, đàng hoàng cổ vũ Lm Lý hồi phục sức để ra tòa thuận lợi. Ngay sau đó Lm Lý đã uống sữa, ăn bánh để lấy lại sức cho cuộc đấu tranh trực diện với bạo quyền phi nhân.

    Biết là mình không thể nói gì nhiều với cái tòa án kỳ dị nhất thế giới văn minh hiện tại mang nhầm danh hiệu "tòa án nhân dân", linh mục Lý đã khôn khéo gửi ra trước một bản viết đề là: Lời Chứng, trong đó ông khẳng định với nhân dân mình, với toàn thế giới rằng:

    "… không có tự do tôn giáo thực sự ở Việt Nam,
    … chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là tai họa của loài người và của dân tộc
    … không nên thử nghiệm cái chủ nghĩa ấy nữa,
    … cái chủ nghĩa ấy chỉ là chế độ độc tài gian trá, tàn bạo tinh vi"
    .

    Lời chứng chính là lời buộc tội chế độ của Lm Lý trước tòa. Nó đi xa.

    Một thất bại nữa của chế độ độc đoán là họ định xử Lm Lý như một người thường, không cho mặc áo linh mục thì ông liền cảnh báo rằng nếu đụng đến áo linh mục thì ông sẽ ở trần trước tòa. Thế là bọn họ phải chùn tay.

    Phiên tòa kỳ dị giữa cố đô Huế ngày 30/3 là một trò hề của nền tư pháp độc đoán. Sao họ không hăng hái như vậy trong vụ tham nhũng số 1 là vụ PMU 18 dính chặt đến cha con ông tổng Mạnh và một lô quan tham bự, kéo dài 14 tháng rồi mà vẫn chưa xong khâu điều tra.

    Nó còn mãi là một vết nhơ trên trán của một chế độ toàn trị đang tự mình phơi bầy bản chất vô đạo bất nhân trước nhân dân và thế giới.

    Chế độ độc đoán đã thua, thua to trong vụ xử án kỳ khôi này.

    Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

    Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

     

          Việt Cộng bị tố cáo giam nhốt luật sư Bùi Kim Thành

                  trong Bệnh Viện Tâm Thần và đàn áp tàn bạo

                                 các nhà dân chủ đối kháng

     

              Khóa Họp kỳ 4 của Hội Đồng Nhân Quyền đã diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc Genève, từ 12 đến 30 tháng 3 năm 2007.  Nhiều cuộc Hội luận đã được tổ chức, liên quan đến các Quyền Tự do Ngôn luận và Phát biểu, Quyền Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, Quyền Tù nhân được đối xử nhân đạo và tôn trọng Nhân phẩm, vấn đề An ninh cho các nhà báo, cũng như sự Bảo vệ những Người tranh đấu cho Nhân Quyền. Nhà báo Nguyễn Lê Nhân Quyền đã nhiều lần phát biểu, đồng thời cung cấp cho các tham dự viên tài liệu về vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam mà ông đã gởi trước cho ông Chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền. Tài liệu gồm những tin tức mới nhứt về sự tăng cường đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội đối với những nhà dân chủ đối kháng ở Việt Nam, đặc biệt nêu lên  tình trạng sức khỏe suy yếu của nhà báo tù nhân Nguyễn Vũ Bình, đợt trấn áp bằng sự lưu đày quản thúc linh mục Nguyễn Văn Lý, sự bắt giữ hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, sự cưỡng giam luật sư Bùi Kim Thành trong bệnh viện tâm thần Biên Hòa, sự hành hung và sách nhiễu nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, nhà báo Dương Thị Xuân, v.v. Những tin tức đó đã được thông báo một phần trong bài 'Bệnh viện tâm thần để nhốt bà Bùi Kim Thành, nhà dân chủ đối kháng Việt Nam' của ông Nguyễn Lê Nhân Quyền trên báo Tribune de Genève nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ và trên Trang Thông Tin điện tử Diễn Đàn Nhân Quyền 'Tribune des Droits Humains Genève' ( www.humanrights-Geneva.info /article. php3?id_article=1230) và 'ProtectiOnline' ( www.protectionline.org /spip.php.article2326). Qua ngày 23 tháng 3, trước khi bắt đầu các phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền, đồng nghiệp Phóng Viên Không Biên Giới cho biết ông và nhiều người đã đọc tờ báo Le Courrier có bài viết của ông Nguyễn Lê Nhân Quyền với tựa đề 'Những Hành Vi Phạm Tội Ác' (của chế độ Hà Nội). Trong số người đọc đó có thể có phụ tá bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, trưởng đoàn đại biểu Hà Nội tại Khóa Họp này.

              Được biết thêm, trong phái đoàn Văn Bút Quốc Tế, ngay từ Khóa Họp đầu tiên của Hội Đồng Nhân Quyền hồi tháng 6 năm 2006, có mặt nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Ngoài những phiên họp chính thức, thi hữu đã tham dự nhiều buổi Hội luận và lên tiếng tố cáo những vụ vi phạm trầm trọng Nhân Quyền ở Việt Nam. Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt lưu ý Tổ chức Thế giới chống Tra tấn OMCT và Liên đoàn Quốc tế các hội Nhân Quyền FIDH về sự cần thiết bổ túc tin tức liên quan đến tình hình Việt Nam trong bản Phúc Trình năm 2006 tại buổi Hội luận về 'Nhân Quyền của những người tranh đấu bênh vực Nhân Quyền'. Nhà thơ Việt Nam ghi nhận rằng Phúc trình có đề cập đến những biện pháp của chế độ cộng sản nhằm cấm đoán hoặc hạn chế dân chúng biểu tình, từ khi có sự gia tăng biểu tình của nông dân phản đối nhà cầm quyền tham nhũng và cướp đoạt đất đai của từng lớp lao động canh nông. Theo Phúc trình, mỗi ngày, hàng ngàn người dân ôn hòa tụ hợp trong im lặng tại Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng ở Hà nội để khiếu kiện nhà cầm quyền. Những 'nạn nhân của bất công' này thường bị công an đàn áp thô bạo. Cộng sản cũng ngăn chận xã hội dân sự hành sử quyền Tự do Phát biểu như đã họ đã cấm các tổ chức phi chính phủ mở một Diễn đàn song song với Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế vùng Á Châu Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, bản Phúc trình chưa nói đến số phận của những người vì tranh đấu để bênh vực Nhân Quyền mà bị Việt cộng trấn áp khốc liệt, như một số trường hợp điễn hình được nêu lên trong các Bản tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ (và được nhắc lại trên đây), trong các Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế, Phóng Viên Không Biên Giới, Ân Xá Quốc Tế, Đài Quan Sát Nhân Quyền, v.v. Do đó, ông Nguyên Hoàng Bảo Việt đề nghị bổ túc và cung cấp tin tức cho OMCT và FIDH.

              Ngày 27 tháng 3, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt và nhà báo Nguyễn Lê Nhân Quyền đã đáp lời mời của ông Terry Cormier, Bộ trưởng đặc nhiệm Phó Trưởng đoàn Đại diện Thường trực Gia Nã Đại tại Liên Hiệp Quốc (Genève) tham dự một buổi Thảo Luận về cuộc vận động cổ súy cho Quyền Tự do Ngôn luận và Phát biểu cùng việc Bảo vệ các nhà báo. Trong số diễn giả có ông Ambeyi Ligabo, Phúc Trình viên đặc biệt về Quyền Tự do Ngôn luận và Tự do Phát biểu, ông Rodnex Pinder đại diện Viện Quốc Tế về An Ninh Báo Chí, nhà báo đồng nghiệp George Gordon-Lennex, đại diện Phóng Viên Không Biên Giới. Nhân dịp này, nhà báo Nguyễn Lê Nhân Quyền và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt cho biết rằng Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Trung tâm nhà văn Việt Nam lưu vong đã đồng gởi một bức thư chung thỉnh cầu Thủ Tướng Gia Nã Đại can thiệp đòi trả tự do cho nhà dân chủ đối kháng Nguyễn Vũ Bình khi đến họp Hội Nghị APEC. Ông Terry Cormier tiếp nhận tài liệu về tù nhân Nguyễn Vũ Bình và hứa sẽ tham khảo với bộ Ngoại giao Gia Nã Đại ở Ottawa.

              Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt cũng tiếp xúc, trao đổi ý kiến và nguồn tin với bà Hina Jilani, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Những Nhà tranh đấu Bênh vực Nhân Quyền cùng các Chuyên gia Phúc Trình viên (UN Special Rapporteur) được cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm điều nghiên và báo cáo về những sự vi phạm Nhân Quyền tại nhiều Nhà nước khác nhau trên thế giới. Những vị Phúc Trình viên đặc biệt gồm có bà Asma Jahangir (Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng), bà Leila Zerrougi (Ban Công tác chống Giam Cầm Độc đoán), ông Manfred Novak (Tra tấn, Đối xử và Hình phạt độc ác, vô nhân đạo, làm giảm nhân phẩm), ông Ambeyi Ligabo (Tự do Ngôn luận và Phát biểu).

              Ngày 28 tháng 3, trong buổi Hội luận với Ban Công tác chống Giam Cầm Độc đoán, lần thứ ba trong tuần lễ cuối Khóa Họp kỳ 4 của Hội Đồng Nhân Quyền, ông Nguyên Hoàng Bảo Việt đã trình bày thêm về tình trạng vi phạm Nhân Quyền ở Việt Nam. Cùng với nhiều tham dự viên đại diện các tổ chức bảo vệ Nhân Quyền Á, Phi, Âu, Mỹ, ông ngỏ lời cám ơn bà Leila Zerrougi và Ban Công tác về những Phán Quyết của Ban Công tác đối những đơn Khiếu Kiện của những nhà dân chủ đối kháng bị giam nhốt trái phép tại một số nhà nước độc tài chuyên chế, trong đó có chế độ Hà nội. Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt nhắc lại trường hợp của nhiều tù nhân chính trị, và ngôn luận và lương tâm Việt Nam từ nhiều năm trước đây. Ông cũng báo cho bà Leila Zerrougi biết rằng linh mục Nguyễn Văn Lý từng được Ban Công tác bênh vực, được phóng thích rồi mới bị bắt lại hồi cuối tháng 2. Và người cựu tù nhân nhiều thập niên đó sắp bị chế độ Hà nội đưa ra xử 'tội tuyên truyền chống nhà nước' (độc tài đảng trị) vào ngày thứ sáu 30 tháng 3 này. Ông Nguyên Hoàng Bảo Việt có hỏi bà Leila Zerrougi liệu nhà cầm quyền Hà Nội có chịu mời bà đến điều nghiên tình trạng Giam Cầm Độc Đoán tại Việt Nam hay không. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong một văn thư phúc đáp hồi cuối năm 2006, bà Tổng trưởng Ngoại giao Liên bang Thụy Sĩ cho biết 'Thụy Sĩ đặc biệt kêu gọi Việt Nam mời vị Phúc Trình viên đặc biệt về Quyền Tự do Phát biểu và Tự do Ngôn luận'. Trong hồi đáp thư ngày 20 tháng 3, bộ Ngoại giao chia xẻ hoàn toàn sự quan ngại của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Nhà văn Việt Nam lưu vong trước chiến dịch trấn áp ở trong nước, gồm cả sự cưỡng giam luật sư Bùi Kim Thành trong bệnh viện tâm thần. Đối với Thụy Sĩ, linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân cùng nhiều nhà tranh đấu cho Nhân Quyền đã bị giam nhốt vì bày tỏ ôn hòa những quan điểm dân chủ đối kháng chính trị. Thụy Sĩ đã hành động hiệp đồng với các Nhà nước chia xẻ những giá trị chung về Dân chủ và Nhân bản trong việc phản đối sự trấn áp ở Việt Nam. Thụy Sĩ còn cho nhà cầm quyền Hà Nội biết sự quan tâm sâu xa về số phận của những tù nhân kể trên. Ngay trong ngày 23 tháng 3, bộ Ngoại giao và Đại sứ Thụy Sĩ trú sở Hà Nội đã nhận được thỉnh cầu của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Nhà văn Việt Nam lưu vong can thiệp để vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý, các ông Nguyễn Phong và Nguyễn Bình Thạnh, hai bà Hoàng Thị Anh Đào và Lê Thị Lệ Hằng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế mà chế độ Hà Nội  phải tôn trọng (không xét xử kín, có luật sư độc lập bào chữa cho những người bị cáo buộc phạm tội, v.v.) . Ngoài ra, Thụy Sĩ còn gởi đại diện ngoại giao quan sát phiên tòa tại Huế.

     

    Genève ngày 29 tháng 3 năm 2007

     

    Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

    ------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------ -

     

    (Chuyển ra Việt ngữ bài viết của Nguyễn Lê Nhân Quyền đăng trên Le Courrier nhựt báo ngôn luận độc lập nổi tiếng ở Genève, chủ trương Công Bằng Xã Hội và Dân Chủ Đa Nguyên,  số ra ngày 23 tháng 3 năm 2007).

    LE COURRIER

                       

                        Những hành vi phạm tội ác của chế độ Hà Nội

     

    Việt Nam. Ông Nguyễn Lê Nhân Quyền quan ngại cho số phận của nhiều phụ nữ dân chủ đối kháng ở Việt Nam (Biên chú của ban Biên tập báo Le Courrier).        

     

              Tại Sài gòn, nữ luật sư  Bùi Kim Thành, (48 tuổi), bị công an mật vụ đánh đập nhừ tử ngay tận trong nhà bà đến nỗi bà bị sưng mặt và gãy răng. Bà bị hành hung như vậy vì đã dấn thân tình nguyện bênh vực nhiều phụ nữ nông dân nghèo khổ thuộc vùng đồng bằng Cửu Long muốn nộp đơn khiếu kiện chống lại những vụ cán bộ cộng sản lạm dụng quyền thế cướp đoạt tài sản, nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của họ.

              Ngày 2 tháng 11 năm 2006, công an chở nhà nữ dân chủ đối kháng đến bệnh viện tâm thần Chợ Quán. Tại đây, sau khi chẩn khám, hai bác sĩ trực nhiệm xác quyết rằng bà Bùi Kim

    Thành có sức khỏe tâm thần tốt. Công an bèn áp giải bà đến bệnh viện tâm thần Biên Hòa, ở

    phía bắc Sài Gòn. Rồi bà Bùi Kim Thành bị bạo lực giam nhốt tại đó. Bà bị bắt buộc theo một sự

    điều trị đáng ngờ vực. Chẳng một ai có thể biết gì về tình trạng sức khỏe tâm thần và thể chất của bà từ hơn ba tháng nay, dù có những sự phản đối của Ân Xá Quốc Tế, Phóng Viên Không Biên Giới và Văn Bút Quốc Tế.

              Một nữ luật sư khác, bà Lê Thị Công Nhân, (28 tuổi), nhiều lần bị bắt giữ không cáo buộc vì những hoạt động bênh vực nhân quyền, gồm có quyền bảo hộ lao động về mặt pháp lý và xã hội cho từng lớp công nhân. Bà vừa lại bị bắt giam hôm 6 tháng 3. Bà Lê Thị Công Nhân là  hội viên Luật sư đoàn Hà Nội, từng giữ chức vụ Thư Ký đặc trách Quan Hệ Quốc Tế. Bà còn là hội viên Hội Liên Hiệp Quốc Tế các Luật sư (Union Internationale des Avocats).

              Cũng tại Hà nội, bà  Trần Khải Thanh Thủy  ( 47 tuổi), giáo sư, nhà văn và nhà báo, từng bị chận bắt và giam nhốt tại đồn công an để thẩm vấn nhiều lần, kéo dài trong mấy tuần lễ. Tội của nhà dân chủ đối kháng này là tác giả của những bài báo bênh vực hàng trăm phụ nữ nông dân nghèo khổ ở vùng châu thổ sông Hồng, những người dân 'thấp cổ bé miệng' bị cưỡng chiếm tài sản, nhà cửa, ruộng vườn đất đai (giống như bà con nạn nhân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long). C ông an đã áp tải bà ra giữa một sân vận động cho 'quần chúng xét xử'. Một đám đông la ó, sỉ nhục và đấu tố bà. Trước sự chứng kiến của công an, một đám đông hiềm thù khác đã ùa vào nhà bà, hành hung hai vợ chồng bà một cách tàn nhẫn.

              Thêm một nạn nhân khác nữa, cũng dạy học và làm báo. Bà Dương Thị Xuân, biên tập cho Tự Do Dân Chủ, không ngừng bị công an sách nhiễu và hăm dọa. Tự Do Dân Chủ là một tờ báo điện tử độc lập, bất hợp pháp đối với nhà cầm quyền cộng sản.

              Những nữ lưu trí thức trung thực này còn bị tai nạn trên đường phố Hà nội do những kẻ lạ mặt và công an mặc thường phục gây ra. Tất cả những nhà dân chủ đối kháng hiện bị quản chế chặt chẽ. Chúng ta còn nhớ rằng thế giới dân chủ Tây phương từng tố cáo những sự lạm dụng trị liệu tâm thần để đe dọa và hành hạ những nhà dân chủ đối kháng ở Liên Sô hoặc ở Trung Cộng thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Những hành vi phạm tội ác đó còn có thể được dung túng dưới chế độ Hà nội đang nhận viện trợ quan trọng của Thụy Sĩ ? Sự thật là cái nhà nước thuộc cộng đồng Pháp thoại đó được biết tiếng bởi vì quen thói đàn áp quyền tự do phát biểu và  tự do báo chí, giam cầm độc đoán các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các tu sĩ  hoặc người dân thường trong các trại lao công cưỡng bách. Cũng không thể quên con số tử tù bị hành quyết ở Việt Nam cao tới mức ngoại lệ (hạng 3 thế giới, sau Trung Cộng và Ba Tư).

              Rồi bây giờ, dùng bệnh viện tâm trí để bóp nghẹt tiếng nói của những nhà tranh đấu bênh vực nhân quyền, lại còn hủy diệt những người này về tinh thần và thể chất. Vụ giam nhốt bà Bùi Kim Thành trong bệnh viện tâm thần Biên Hòa chỉ là một trong nhiều trường hợp khác. Đó là một bằng chứng hiển nhiên mà chế độ Hà nội không thể nào bài bác được. Đó là một thí dụ về tư cách tồi tệ, bất xứng của những kẻ cầm quyền ở Việt Nam, đáng là đối tượng cho sự phẫn nộ của công luận. Cử hành Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, chúng ta gởi tâm tưởng đoàn kết đến những phụ nữ Việt Nam bị hành hạ, trấn áp vì họ dấn thân trong một cuộc đấu tranh gian khổ cho sự công bằng xã hội và các quyền tự do căn bản của con người.

    Nguyễn Lê Nhân Quyền

    Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

    ------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------ -

     

    Hôpital psychiatrique pour BUI KIM THANH avocate et dissidente vietnamienne

    Texte publié dans le COURRIER du 23 mars 2007

     

                                     LE COURRIER

                                              L' essentiel, autrement.

                                                                        3, rue de la Truite  1211 Genève 8

                                                                           VENDREDI  23 MARS 2007

     

    PRATIQUES CRIMINELLES

    VIETNAM

    Nguyên Lê Nhân Quyên est inquiet pour le sort de nombreuses femmes dissidentes au Vietnam (NDLR du Courrier)

     

              À Saigon, Mme Bui Kim Thanh (48 ans), avocate, a été si violemment tabassée par les policiers de sécurité chez elle que sa figure était tuméfiée et ses dents cassées. Elle a été agressée pour avoir défendu bénévolement de nombreuses pauvres paysannes du delta du Mékong qui voulaient enregistrer des plaintes contre des expropriations et des abus des cadres communistes.

              Le 2 novembre 2006, la police a conduit la cyberdissidente à l'hôpital psychiatrique de Cho Quan. Après l'examen, les deux docteurs en service ont affirmé que Mme Bui Kim Thanh ne souffrait d'aucune maladie mentale. Les policiers l'ont alors emmenée à l'hôpital psychiatrique de Bien Hoa, au nord de Saigon. Elle y a été internée de force. Un traitement douteux lui a été imposée. Personne n'a rien pu savoir de sa condition mentale et physique depuis plus de trois mois, malgré les protestations d'Amnesty International, de Reporters sans Frontières et du PEN International.

              Une autre avocate, Mme Lê Thi Công Nhân (28 ans) a été arrêtée et détenue sans inculpation maintes fois à cause de ses activités de défense des droits humains, dont ceux des travailleurs sans protection juridique et sociale. Cela s'est à nouveau produit le 6 mars. La cyberdissidente est membre du barreau de Hanoi (secrétaire des Relations internationales en 2005) et de l'Union Internationale des Avocats.

              Toujours à Hanoi, pour avoir écrit sur des centaines de misérables paysannes spoliées du Fleuve Rouge, Mme Trân Khai Thanh Thuy (46 ans), enseignante, écrivaine et journaliste, a connu prisons et postes de police, durant de longues semaines d'interrogatoires. Dans un stade, elle a été livrée par la police au jugement "populaire" d'une foule qui l'a houspillée, accusée et humiliée. En présence des policiers, une autre foule hostile a déferlé sur sa maison. Elle et son mari y ont été battus brutalement.

              Encore une autre enseignante et journaliste, rédactrice d'un magazine indépendant en ligne (illégale), Mme Duong Thi Xuân est soumise à d'incessants harcèlements et des menaces de la police.

              Ces honnêtes intellectuelles ont également été victimes d''accidents' dans les rues de Hanoi provoqués par des individus inconnus et des policiers en civil. Toutes sont actuellement placées en résidence étroitement surveillée. Pour mémoire, les abus en psychiatrie pour intimider et torturer les dissidents en ex-Union Soviétique ou en Chine pendant la Révolution culturelle ont été dénoncés en Occident. De telles pratiques criminelles peuvent-elles encore être tolérées sous le régime de Hanoi qui bénéficie d'une aide importante de la Suisse? En vérité, cet État membre de la Francophonie est bien connu pour la répression de la liberté d'expression et de la presse, la détention arbitraire des écrivains, poètes, journalistes, religieux ou simples citoyens accusés de délit d'opinion dans des camps de travaux forcés. Sans oublier le nombre exceptionnellement élevé de condamnés à mort exécutés au Vietnam (3ème place mondiale derrière la Chine et l'Iran).

              Et maintenant, l'hôpital psychiatrique pour faire taire, voire détruire mentalement et physiquement, les défenseuses et défenseurs des droits humains. Le cas de Mme Bui Kim Thanh, parmi tant d'autres, en est une preuve irréfutable, un exemple triste, indigne et révoltant. En célébrant la Journée Internationale de la Femme. Ayons une pensée de solidarité pour ces femmes vietnamiennes persécutées à cause de leur lutte très difficile en faveur de la justice sociale et des libertés fondamentales.

     

    NGUYÊN LÊ NHÂN QUYÊN

    Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse

     

    ************************************************************ ******************

     

     

     

    www.humanrights-geneva.info/article.php3?id_article=1230

    Les Acteurs s'expriment : Dissidents vietnamiens harcelés

     

    7 mars 07 - Hôpital psychiatrique pour BUI KIM THANH avocate

    et dissidente vietnamienne

     

    Ligue vietnamienne des droits de l'Homme en Suisse - À Saigon, Mme Bui Kim Thanh (48 ans), avocate, a été si violemment tabassée par les policiers de sécurité chez elle que sa figure était tuméfiée et ses dents cassées. Elle a été agressée pour avoir défendu bénévolement de nombreuses pauvres paysannes du delta du Mékong qui voulaient enregistrer des plaintes contre des expropriations et des abus des cadres communistes.

    Le 2 novembre 2006, la police a conduit la cyberdissidente à l'hôpital psychiatrique de Cho Quan. Après l'examen, les deux docteurs en service ont affirmé que Mme Bui Kim Thanh ne souffrait d'aucune maladie mentale. Les policiers l'ont alors emmenée à l'hôpital psychiatrique de Bien Hoa, au nord de Saigon. Elle y a été internée de force. Un traitement douteux lui a été imposée. Personne n'a rien pu savoir de sa condition mentale et physique depuis plus de trois mois, malgré les protestations d'Amnesty International, de Reporters sans Frontières et du PEN International.

    Une autre avocate, Mme Lê Thi Công Nhân (28 ans) a été arrêtée et détenue sans inculpation maintes fois à cause de ses activités de défense des droits humains, dont ceux des travailleurs sans protection juridique et sociale. La cyberdissidente est membre du barreau de Hanoi (secrétaire des Relations internationales en 2005) et de l'Union Internationale des Avocats. Toujours à Hanoi, pour avoir écrit sur des centaines de misérables paysannes spoliées du Fleuve Rouge, Mme Trân Khai Thanh Thuy (46 ans), enseignante, écrivaine et journaliste, a connu prisons et postes de police, durant de longues semaines d'interrogatoires. Dans un stade, elle a été livrée par la police au jugement "populaire" d'une foule qui l'a houspillée, accusée et humiliée. En présence des policiers, une autre foule hostile a déferlé sur sa maison. Elle et son mari y ont été battus brutalement.

    Encore une autre enseignante et journaliste, rédactrice d'un magazine indépendant en ligne (illégale), Mme Duong Thi Xuân est soumise à d'incessants harcèlements et des menaces de la police. Ces honnêtes intellectuelles ont également été victimes des 'accidents' dans les rues de Hanoi provoqués par des individus inconnus et des policiers en civil. Toutes sont actuellement placées en résidence étroitement surveillée. Pour mémoire, les abus en psychiatrie pour intimider et torturer les dissidents en ex-Union Soviétique ou en Chine pendant la Révolution culturelle ont été dénoncés en Occident. De telles pratiques criminelles peuvent-elles encore être tolérées à la République Socialiste du Vietnam qui bénéficie d'une aide importante de la Suisse ? En vérité, cet État membre de la Francophonie est bien connu pour la répression de la liberté d'expression et de la presse, la détention arbitraire des écrivains, poètes, journalistes, religieux ou simples citoyens accusés de délit d'opinion dans des camps de travaux forcés. Sans oublier le nombre exceptionnellement élevé de condamnés à mort exécutés au Vietnam (3ème place mondiale derrière la Chine et l'Iran). Et maintenant, l'hôpital psychiatrique pour faire taire, voire détruire mentalement et physiquement, les défenseuses et défenseurs des droits humains.

    Le cas de Mme Bui Kim Thanh, parmi tant d'autres, en est une preuve irréfutable, un exemple triste, indigne et révoltant. En célébrant la Journée Internationale de la Femme, ayons une pensée de solidarité pour ces braves femmes vietnamiennes persécutées à cause de leur lutte très difficile en faveur de la justice sociale et des libertés fondamentales.

    Dernières nouvelles : La police de sécurité a arrêté Mme Lê Thi Công Nhân et son collègue, M. Nguyên Van Dai, avocat et cyberdissident, à leurs domiciles dans la matinée du 6 mars 2007.

    Contact

    Nguyên Lê Nhân Quyên

    Ligue vietnamienne des droits de l'Homme en Suisse

    Case postale 333

    1211 Genève 4 Suisse

    www.protectionline.org/spip.php.article2326

    ·         Mme Bui Kim Thanh : Agressions, internement de force
    06-03-2007 | Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse

    Hôpital psychiatrique pour une dissidente vietnamienne

    À Saigon, Mme Bui Kim Thanh (48 ans), avocate, a été si violemment tabassée par les policiers de sécurité chez elle que sa figure était tuméfiée et ses dents cassées. Elle a été agressée pour avoir défendu bénévolement de nombreuses pauvres paysannes du delta du Mékong qui voulaient enregistrer des plaintes contre des expropriations et des abus des cadres communistes. Le 2 novembre 2006, la police a conduit la cyberdissidente à l'hôpital psychiatrique de Cho Quan. Après l'examen, les deux docteurs en service ont affirmé que Mme Bui Kim Thanh ne souffrait d'aucune maladie mentale.

    Les policiers l'ont alors emmenée à l'hôpital psychiatrique de Bien Hoa, au nord de Saigon. Elle y a été internée de force. Un traitement douteux lui a été imposée. Personne n'a rien pu savoir de sa condition mentale et physique depuis plus de trois mois, malgré les protestations d'Amnesty International, de Reporters sans Frontières et du PEN International.

    Une autre avocate, Mme Lê Thi Công Nhân (28 ans) a été arrêtée et détenue sans inculpation maintes fois à cause de ses activités de défense des droits humains, dont ceux des travailleurs sans protection juridique et sociale.

    La cyberdissidente est membre du barreau de Hanoi (secrétaire des Relations internationales en 2005) et de l'Union Internationale des Avocats.

    Toujours à Hanoi, pour avoir écrit sur des centaines de misérables paysannes spoliées du Fleuve Rouge, Mme Trân Khai Thanh Thuy (46 ans), enseignante, écrivaine et journaliste, a connu à plusieurs reprises la prison, la poste de police, durant de longues semaines d'interrogatoires. Dans un stade, elle a été livrée par la police au jugement "populaire" d'une foule qui l'a houspillée, accusée et humiliée. En présence des policiers, une autre foule hostile a déferlé sur sa maison. Elle et son mari y ont été battus brutalement.

    Encore une autre enseignante et journaliste, Mme Duong Thi Xuân est soumise à d'incessants harcèlements et des menaces policières.

    Ces honnêtes intellectuelles ont également été victimes des 'accidents' dans les rues de Hanoi provoqués par des individus inconnus et des policiers en civil. Toutes sont actuellement placées en résidence étroitement surveillée.

    Pour mémoire, les abus en psychiatrie pour intimider et torturer les dissidents en ex-Union Soviétique ou en Chine pendant la Révolution culturelle ont été dénoncés en Occident. De telles pratiques criminelles peuvent-elles encore être tolérées sous le régime de Hanoi qui bénéficie d'une aide importante de la Suisse ?. En vérité, cet État membre de la Francophonie est bien connu pour la répression de la liberté d'expression et de la presse, la détention arbitraire des écrivains, poètes, journalistes, religieux ou simples citoyens accusés de délit d'opinion dans des camps de travaux forcés. Sans oublier le nombre exceptionnellement élevé de condamnés à mort exécutés au Vietnam (3ème place mondiale derrière la Chine et l'Iran), la forte corruption endémique, le détournement des fonds d'aides au développement. Et maintenant, l'hôpital psychiatrique pour faire taire, voire détruire mentalement et physiquement, les défenseuses et défenseurs des droits humains.

    Le cas de Mme Bui Kim Thanh, parmi tant d'autres, en est une preuve irréfutable, un exemple triste, indigne et révoltant. En célébrant la Journée Internationale de la Femme, ayons une pensée de solidarité pour ces braves femmes vietnamiennes persécutées à cause de leur lutte très difficile contre une criante injustice sociale et un non-respect flagrant des libertés fondamentales.

    Dernières nouvelles : Mme Lê Thi Công Nhân a été arrêtée, en même temps que son collègue, M. Nguyên Van Da i, avocat et cyberdissident, à leurs domiciles dans la matinée du 6 mars 2007.

    Nguyên Lê Nhân Quyên*
    Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse
    Case postale 333
    1211 Genève 4
    Courriel : LNQUYEN@infomaniak.ch

    * membre de l'Association indépendante des journalistes suisses CH-media et de l'Union Internationale de la Presse Francophone.

     

    © Copyright 2006 PBI BEO | Avec le soutien de

    ************************************************************ ************************************

    www.protectionline.org/spip.php.article1693

    Nguyên Vu Binh : Maladie grave
    20-12-2006 | Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse

    Il faut sauver Nguyên Vu Binh

    Membre honoraire du Centre PEN Suisse Romand, cet écrivain et journaliste (38 ans) est gravement malade dans le camp de travaux forcés Ba Sao Nam Hà, Nord Viêt Nam. Sa vie est en grand danger.

    Le 10 octobre dernier, le Comité du PEN International de défense des écrivains en prison avait demandé aux autorités de Hanoi de permettre d'urgence à Nguyên Vu Binh de voir un spécialiste pour établir un diagnostic et de pouvoir se faire soigner dans un hôpital, tout en réclamant sa libération immédiate et inconditionnelle. Le 2 novembre, de retour d'une brève visite mensuelle de 35 minutes au camp, Mme Bui Thi Kim Ngân, l'épouse de Nguyên Vu Binh, nous rapportait que son mari avait besoin d'un traitement urgent pour une douloureuse maladie intestinale chronique et souffre d'hypertension. Jusqu'à présent, le détenu malade n'a jamais eu accès à des soins médicaux adéquats alors que les conditions carcérales sont misérables.

    Nous sommes très inquiets du danger qui pourrait frapper la vie de ce jeune intellectuel appartenant à la nouvelle génération de démocrates dissidents au Viêt Nam. Nguyên Vu Binh est très connu parmi des gens de lettres honnêtes, courageusement engagés contre l'injustice sociale et la corruption institutionnalisée dans leur pays. Nguyên Vu Binh avait collaboré pendant dix années avec la Revue ''Communisme'', une publication officielle du Parti communiste vietnamien. Ce dernier le considérait comme ennemi du peuple après que Nguyên Vu Binh eût choisi d'être journaliste indépendant. Arrêté le 25 septembre 2002, il n'avait été condamné que le 31 décembre 2003, à sept ans de prison et trois ans de détention probatoire pour "espionnage". Son ''crime'', c'est d'avoir écrit et diffusé sur Internet depuis 2001 de nombreux articles plaidant pour l'instauration d'une véritable démocratie et d'un Etat de droit. Parmi ses articles ''incriminés'' figurent son témoignage sur les violations des droits de l'homme au Viêt Nam. Depuis quatre ans, le cyberdissident est détenu dans une cellule exiguë du camp avec des prisonniers de droit commun. Comme beaucoup d'autres cyber dissidents vietnamiens, Nguyên Vu Binh a été injustement emprisonné par un régime totalitaire pour n'avoir fait qu'exercer son droit à la liberté d'expression et d'information.

    NGUYÊN LÊ NHÂN QUYÊN

    Ligue vietnamienne des droits de l'homme en Suisse