10. mar. 2007

Tồng Thống Thụy Sĩ theo dõi nhân quyền tại Việt Nam

Xem hình
Calmy-Rey Micheline

Lời dẫn

Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau tại trường Université Lausanne (Thụy Sĩ), cũng như trong chính quyền sở tại, Tiến Sĩ Ho Nam Tran, chuyên nghành Lý Hóa (bút danh Hồng Lĩnh), là một trong những trí thức người Việt đã đóng góp rất nhiều công sức cho những người thuyền nhân tỵ nạn vào những năm 80. Ông cũng đóng góp công sức tài lực rất nhiều cho công cuộc dân chủ hóa nước nhà với mong muốn đưa đất nước đi lên xứng đáng với tầm vóc tri thức, năng lực của người Việt.

Hỗ trợ các nhà dân chủ tại quê hương, với phương thức đấu tranh bất bạo động, thông qua con đường ngoại giao, chính trị ông đã vận động các chính khách Thụy Sĩ lên tiếng với chính quyền Việt Nam tôn trọng các nguyên tắc cơ bản về nhân quyền.

Mới đây Bà Tổng Thống và cũng là Bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Liên Bang Thụy Sĩ Calmy-Rey Micheline *, đã phúc đáp thư vận động nhân quyền của Tiến Sĩ.

Được sự chấp thuận của tác giả, Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ xin đăng lại toàn văn thư trả lời của Bà Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ và bản dịch.



Tồng Thống Thụy Sĩ theo dõi nhân quyền tại Viet Nam
 

Hồng Lĩnh  

Dưới đây là lá thơ thứ hai của Bà Tổng Thống và cũng là Bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Liên Bang Thụy Sĩ Calmy-Rey đề cập mối quan tâm của quốc gia Thụy Sĩ tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Sau khi đã tiếp được một số hồ sơ, do các nhà dân chủ trong nước và nhóm ủng hộ dân chủ hoá Việt Nam tại quốc gia nầy gừi tới, về các bắt bớ và đàn áp các nhà dân chủ tại quốc nội hiện nay.

Theo truyền thống. Quốc gia Thụy Sĩ theo quy chế trung lập và đặt nặng vấn đề nhân quyền và nhân đạo. Trước năm 1975. Thụy Sĩ, trong khuôn khổ của chương trình " Terre des Hommes = Đất của Con Người ", đã có nhiều cố gắng đem các trẻ em Việt Nam bị bệnh nguy nan sang điều trị. Trong các đợt của phong trào Boat People, Thụy Sĩ đã nhận cho tị nạn khoảng 8000 người. Mà phần đông thuộc thành phần bất hạnh đau yếu và tàn tật. Hiện nay, Thụy Sĩ có một số viện trợ cho Việt Nam qua một số chương trình hợp tác song phương và nhân đạo.

Lối can thiệp bảo vệ nhân quyền của quốc gia nầy có bề chìm hơn bề nổi. Vừa rồi tại Hà-Nội, sau các tuyên bố của Đại Sứ Mỹ Michael Marine, Đại Sứ Thụy Sĩ là ông Benedict de Cerjat, có long trọng đòi CSVN phải tôn trọng nhân quyền và các nhà bất đồng chính kiến.

Cho những ngày sắp tới. Vấn đề bắt bớ và đàn áp các nhả dân chủ tại quốc nội sẽ được đem ra tại ủy ban nhân quyền của quốc hội Thụy Sĩ. Song song với các vận động khác với vị Tổng Thống và Bộ Trưởng nầy.

 
Calmy-Rey Micheline  <micheline.calmy-rey@eda.admin.ch>   a écrit :  

Situation des droits humains au Vietnam

 Monsieur,

 Votre message du 26 février 2007 m'est bien parvenu et je vous en remercie.

La protection et la promotion des droits humains figurent parmi les principaux objectifs de la politique extérieure de la Suisse et le sujet me tient personnellement très à  coeur. La Suisse n'hésite jamais à  rappeler aux représentants des autres États qu'ils o­nt l'obligation de respecter ces droits fondamentaux.

Mon Département suit avec la plus grande attention, je puis vous l'assurer, l'évolution de la situation au Vietnam et, dans le cadre de notre dialogue sur les droits humains, nos restons très activement engagés en faveur du respect et de la promotion des droits de la personne et du citoyen. Dans nos entretiens avec les autorités vietnamiennes, nous cherchons tout particulièrement à  aborder les questions touchant aux droits politiques à  la lumière des normes internationales. La Suisse, croyez-le bien, est résolue à  poursuivre ses efforts sans relâche.

Enfin, je saisis cette occasion pour vous remercier de l'intérêt que vous portez aux droits humains.

 Veuillez agréer, Monsieur, mes salutations très distinguées.

 Micheline Calmy-Rey

 

Bản dịch

Tình Trạng Nhân Quyền Tại Vietnam 

Thưa Ông, 

Thông điệp của ông gửi ngày 26/2/2007 đã tới tay tôi và tôi xin cám ơn ông. 

Bảo vệ và thăng tiến nhân quyền là một mục tiêu trong các mục tiêu chính của chính trị ngoại giao của quốc gia Thụy Sĩ và đề tài mà riêng tôi rất quan tâm. Quốc gia Thụy Sĩ không bao giờ ngần ngại nhắc nhở các đại diện của các quốc gia là họ có bổn phận phải tôn trọng các nhân quyền căn bản. 

Bộ ngoại giao của tôi đang theo dõi với tối đa chú ý, tôi có thể bảo đảm với ông sự theo dõi ấy, sự tiến triễn của tình trạng nhân quyền tại Viet Nam và, trong khuôn khổ đối thoại về nhân quyền, chúng tôi rất tích cực thối thúc việc tôn trọng và thắng tiến các quyền của con người và công dân. Trong các thảo luận với chính quyền Viet Nam, chúng tôi đặc biệt cố gắng đề cập tới các vấn đề liên quan tới các quyền chính trị dựa theo khuôn khổ quốc tế. Quốc gia Thúy-sĩ, xin ông hãy tin tường, quyết tâm không ngừng tiếp tục các cố gắng. 

Cuối cùng, nhân dịp này tôi xin cám ơn ông về quan tâm mà ông đặt vào nhân quyền.  

Xin ông nhận nơi đây lời chào đặc biệt của tôi. 

Micheline Calmy-Rey

* http://www.eda.admin.ch/eda/fr/home/dfa/head.html



"...
Quốc gia Thụy Sĩ không bao giờ ngần ngại nhắc nhở các đại diện của các quốc gia là họ có bổn phận phải tôn trọng các nhân quyền căn bản.
 
..."
Trich: http://thtndc.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=242