Các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo Việt Nam
Dan Robinson, 15/03/2007, Mar 15, 2007
VOA - Các nhà lập pháp tại Quốc hội Hoa Kỳ lên án những vụ bắt giữ và sách nhiễu các thành phần chống đối hồi gần đây ở Việt Nam, và nói rằng các hành động này chứng tỏ rằng chính phủ ở Hà Nội không nghiêm túc thực thi các cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền. Bốn dân biểu thuộc đảng Cộng hòa đã có mặt tại một buổi họp báo ở trụ sở Quốc hội Mỹ cùng với những người Việt Nam tranh đấu và cam kết sẽ có các biện pháp đáp lại.
Dân biểu Chris Smith là một trong số các đại biểu Quốc hội thường thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Ông bầy tỏ sự phẫn nộ trước một loạt những vụ bắt giữ tại Việt Nam bắt đầu hồi tháng hai và tiếp tục qua tới tháng này.
Ông Smith nói rằng những vụ bắt giữ mà các tổ chức nhân quyền mô tả là tệ hại nhất từ 2 thập niên nay, phải được coi như hồi chuông cảnh tỉnh chính phủ của ông Bush và Quốc hội rằng cấp quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn cho VIệt Nam đã không đem lại những cải thiện về nhân quyền.
"Tôi hy vọng rằng cuối cùng chúng ta đã hiểu ra, và hy vọng rằng chính phủ cũng hiểu được, và các đại biểu phía Dân chủ cũng như Cộng hòa, những người vẫn ngây thơ tin tưởng rằng qua việc giao thương, thì rồi ra sự giao thương đó sẽ nẩy nở thành tôn trọng nhân quyền. Điều đó không xảy ra tại Trung Quốc, và cũng chưa xảy ra tại Việt Nam, và chúng ta cần phải làm áp lực thêm."
Đại diện của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ Việt-Mỹ cùng xuất hiện với ông Smith để cung cấp các chi tiết về một số người đã bị bắt giữ trong mấy tuần lễ vừa qua.
Ông Nguyễn Đình Thắng, thuộc tổ chức Thuyền nhân SOS, đã nói về những người bị bắt giữ:
"Một luật sư trẻ khác là Lê Quốc Quân, vừa từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam sau khi đi thực tập nghiên cứu sinh tại Tổ chức Hỗ trợ Dân chủ ở đây. Ông Quân đã bị bắt cách đây 2 ngày, và chính gia đình ông, vợ và con gái ông cũng không biết hiện nay ông ở đâu."
Trong số những người bị chính quyền bắt giữ có ông Trần văn Hòa, người phát ngôn của đảng Dân chủ Nhân dân chống Cộng.
Một bản tin nói rằng ông Hòa đã bị bắt tại tỉnh Quảng Ninh và được thả sau khi bị giam 12 tiếng đồng hồ và được cảnh cáo phải ngưng các hoạt động chính trị.
Luật sư tranh đấu cho nhân quyền Nguyễn văn Đài đã bị bắt tại Hà Nội hôm 6 tháng 3, cùng với luật sư tranh đấu Lê thị Công Nhân, và chính quyền đã thông báo cho hai vị này là họ sẽ bị giam giữ ít nhất là 4 tháng.
Ông Đoàn Viết Hoạt, một trong các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam nổi tiếng nhất hiện sinh sống tại Hoa Kỳ, nói rằng vụ đàn áp mới đây cho thấy chính quyền tại Hà Nội chưa hề thực sự từ bỏ tập quán đàn áp nhân quyền, cho dù đã được Quốc hội Mỹ nhân nhượng về thương mại hồi năm ngoái.
Những người độc tài ở Hà Nội tin rằng nay họ đã được đón nhận vào cộng đồng quốc tế thì họ có quyền mặc sức đàn áp những người chống đối và những người tranh đấu cho nhân quyền mà không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào.
Các dân biểu Frank Wolf và Dana Rohrabacher của đảng Cộng hòa nổi tiếng nhờ sự chú ý mà hai ông dành cho các vấn đề nhân quyền. Dân biểu Wolf nói:
Chúng ta vừa dành cho chính phủ này, cái chính quyền ác độc này, quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn, xong thì hãy nhìn xem họ đang làm gì. Chính phủ Bush nghĩ gì về vấn đề này? Ngoại trưởng và thứ trưởng ngoại giao cần phải lên tiếng chứ.
Và đây là phát biểu của dân biểu Rohrabacher: Bởi lẽ chính phủ Cộng sản Việt Nam có hành động như một chính quyền Cộng sản, cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ. Băng đảng có hành động băng đảng, đó là điều chính phủ Việt Nam tái khẳng định cho chúng ta thấy hôm nay.
Những lời phát biểu vừa kể được đưa ra một ngày trước cuộc hội kiến đã dự trù giữa ngoại trưởng, kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm và ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice.
Dân biểu Ed Royce của đảng Cộng hòa nói rằng ông và những người khác đang chuyển thông điệp này cho phái đoàn Việt Nam đang đi thăm Mỹ, cũng như chính phủ ở Hà Nội.
Chúng tôi ở đây hôm nay cùng nhiều người khác tại Quốc hội minh định rõ điều này, chúng tôi biết là chính phủ cũng sẽ minh định điều này, chúng tôi muốn có một lời đáp của chính phủ Việt Nam trước vấn đề quan trọng là xóa bỏ nhân quyền, phẩm giá và tự do của nhân dân Việt Nam. Chúng ta phải có câu trả lời.
Dân biểu Smith đã đệ trình một nghị quyết lên án những vụ bắt giữ mới đây và kêu gọi phóng thích ngay tức khắc và vô điều kiện những nhân vật chống đối.
Nghị quyết cảnh báo rằng các hành động sách nhiễu, bắt giữ đang diễn tiến sẽ gây phương hại cho việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và sẽ đưa đến việc Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách các nước đặc biệt đáng quan tâm vì những vi phạm nghiêm trọng và liên tục vào quyền tự do tôn giáo.
Trong số các nhân vật chống đối được nhắc đến cụ thể trong nghị quyết của ông Smith có linh mục Nguyễn văn Lý, một nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, đã bị chính quyền đưa tới một địa điểm cô lập ở Bến Củi, miền trung Việt Nam.
VOA - Các nhà lập pháp tại Quốc hội Hoa Kỳ lên án những vụ bắt giữ và sách nhiễu các thành phần chống đối hồi gần đây ở Việt Nam, và nói rằng các hành động này chứng tỏ rằng chính phủ ở Hà Nội không nghiêm túc thực thi các cam kết cải thiện tình trạng nhân quyền. Bốn dân biểu thuộc đảng Cộng hòa đã có mặt tại một buổi họp báo ở trụ sở Quốc hội Mỹ cùng với những người Việt Nam tranh đấu và cam kết sẽ có các biện pháp đáp lại.
Dân biểu Chris Smith là một trong số các đại biểu Quốc hội thường thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Ông bầy tỏ sự phẫn nộ trước một loạt những vụ bắt giữ tại Việt Nam bắt đầu hồi tháng hai và tiếp tục qua tới tháng này.
Ông Smith nói rằng những vụ bắt giữ mà các tổ chức nhân quyền mô tả là tệ hại nhất từ 2 thập niên nay, phải được coi như hồi chuông cảnh tỉnh chính phủ của ông Bush và Quốc hội rằng cấp quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn cho VIệt Nam đã không đem lại những cải thiện về nhân quyền.
"Tôi hy vọng rằng cuối cùng chúng ta đã hiểu ra, và hy vọng rằng chính phủ cũng hiểu được, và các đại biểu phía Dân chủ cũng như Cộng hòa, những người vẫn ngây thơ tin tưởng rằng qua việc giao thương, thì rồi ra sự giao thương đó sẽ nẩy nở thành tôn trọng nhân quyền. Điều đó không xảy ra tại Trung Quốc, và cũng chưa xảy ra tại Việt Nam, và chúng ta cần phải làm áp lực thêm."
Đại diện của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ Việt-Mỹ cùng xuất hiện với ông Smith để cung cấp các chi tiết về một số người đã bị bắt giữ trong mấy tuần lễ vừa qua.
Ông Nguyễn Đình Thắng, thuộc tổ chức Thuyền nhân SOS, đã nói về những người bị bắt giữ:
"Một luật sư trẻ khác là Lê Quốc Quân, vừa từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam sau khi đi thực tập nghiên cứu sinh tại Tổ chức Hỗ trợ Dân chủ ở đây. Ông Quân đã bị bắt cách đây 2 ngày, và chính gia đình ông, vợ và con gái ông cũng không biết hiện nay ông ở đâu."
Trong số những người bị chính quyền bắt giữ có ông Trần văn Hòa, người phát ngôn của đảng Dân chủ Nhân dân chống Cộng.
Một bản tin nói rằng ông Hòa đã bị bắt tại tỉnh Quảng Ninh và được thả sau khi bị giam 12 tiếng đồng hồ và được cảnh cáo phải ngưng các hoạt động chính trị.
Luật sư tranh đấu cho nhân quyền Nguyễn văn Đài đã bị bắt tại Hà Nội hôm 6 tháng 3, cùng với luật sư tranh đấu Lê thị Công Nhân, và chính quyền đã thông báo cho hai vị này là họ sẽ bị giam giữ ít nhất là 4 tháng.
Ông Đoàn Viết Hoạt, một trong các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam nổi tiếng nhất hiện sinh sống tại Hoa Kỳ, nói rằng vụ đàn áp mới đây cho thấy chính quyền tại Hà Nội chưa hề thực sự từ bỏ tập quán đàn áp nhân quyền, cho dù đã được Quốc hội Mỹ nhân nhượng về thương mại hồi năm ngoái.
Những người độc tài ở Hà Nội tin rằng nay họ đã được đón nhận vào cộng đồng quốc tế thì họ có quyền mặc sức đàn áp những người chống đối và những người tranh đấu cho nhân quyền mà không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào.
Các dân biểu Frank Wolf và Dana Rohrabacher của đảng Cộng hòa nổi tiếng nhờ sự chú ý mà hai ông dành cho các vấn đề nhân quyền. Dân biểu Wolf nói:
Chúng ta vừa dành cho chính phủ này, cái chính quyền ác độc này, quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn, xong thì hãy nhìn xem họ đang làm gì. Chính phủ Bush nghĩ gì về vấn đề này? Ngoại trưởng và thứ trưởng ngoại giao cần phải lên tiếng chứ.
Và đây là phát biểu của dân biểu Rohrabacher: Bởi lẽ chính phủ Cộng sản Việt Nam có hành động như một chính quyền Cộng sản, cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ. Băng đảng có hành động băng đảng, đó là điều chính phủ Việt Nam tái khẳng định cho chúng ta thấy hôm nay.
Những lời phát biểu vừa kể được đưa ra một ngày trước cuộc hội kiến đã dự trù giữa ngoại trưởng, kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Gia Khiêm và ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice.
Dân biểu Ed Royce của đảng Cộng hòa nói rằng ông và những người khác đang chuyển thông điệp này cho phái đoàn Việt Nam đang đi thăm Mỹ, cũng như chính phủ ở Hà Nội.
Chúng tôi ở đây hôm nay cùng nhiều người khác tại Quốc hội minh định rõ điều này, chúng tôi biết là chính phủ cũng sẽ minh định điều này, chúng tôi muốn có một lời đáp của chính phủ Việt Nam trước vấn đề quan trọng là xóa bỏ nhân quyền, phẩm giá và tự do của nhân dân Việt Nam. Chúng ta phải có câu trả lời.
Dân biểu Smith đã đệ trình một nghị quyết lên án những vụ bắt giữ mới đây và kêu gọi phóng thích ngay tức khắc và vô điều kiện những nhân vật chống đối.
Nghị quyết cảnh báo rằng các hành động sách nhiễu, bắt giữ đang diễn tiến sẽ gây phương hại cho việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và sẽ đưa đến việc Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách các nước đặc biệt đáng quan tâm vì những vi phạm nghiêm trọng và liên tục vào quyền tự do tôn giáo.
Trong số các nhân vật chống đối được nhắc đến cụ thể trong nghị quyết của ông Smith có linh mục Nguyễn văn Lý, một nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ, đã bị chính quyền đưa tới một địa điểm cô lập ở Bến Củi, miền trung Việt Nam.