25. jan. 2007

Tám Nhà Đối Kháng VN Thắng Giải Hellman/Hammet

Thông Cáo Báo Chí
Liên lạc:
New York
: Sophie Richardson
London: Brad Adams
Việt Nam: Những Nhà Đối Kháng Tranh Đấu Để Thực Thi Quyền Tự Do Ngôn Luận
Tám Nhà Đối Kháng Thắng Giải Hellman/Hammet

New York – Tháng Giêng năm 2007. Tổ Chức Human Rights Watch tuyên bố tám nhà đối kháng tại Việt Nam đã thắng giải thưởng cao quý Hellman/Hammet công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị.
Bà Sophie Richardson, Giám đốc Vụ Châu Á của Human Rights Watch phát biểu: "Đây là năm đặc biệt để vinh danh những ngòi bút dũng cảm tại Việt Nam. Phong trào dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam ngày càng trở nên mạnh dạn hơn với những sự lên tiếng và xuất hiện công khai khiến cho họ trở nên mục tiêu đàn áp. Giải thưởng Hellman/Hammett sẽ mang lại sự quan tâm của quốc tế và sự bảo vệ".
Giải thưởng Hellman/Hammet được thành lập bởi Human Rights Watch dành cho những người cầm bút đang là đối tượng của những vụ đàn áp chính trị. Những người thắng giải năm nay gồm có tù nhân chính trị Nguyễn Vũ Bình, nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Hải, nhà bình luận Nguyễn Chính Kết và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Bà Richardson nói về những người thắng giải như sau : "Những tác phẩm và cuộc sống của những người cầm bút này cụ thể hóa những gì nhà cầm quyền Việt Nam muốn che đậy, đó là tình trạng tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, không có truyền thông độc lập và mạng lưới Internet thì bị kiểm soát chặt chẽ. Những ai nghĩ rằng nền kinh tế phát triển của Việt Nam đồng nghĩa với sự thả lỏng về chính trị cần phải quan sát kỹ hơn, hoàn cảnh khó khăn của nhũng người cầm bút là những bằng chứng rõ nhất."
Nhà nước Việt Nam, với thành tích nổi tiếng về việc đàn áp những nhà đối kháng, đã gia tăng đàn áp trong dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006.
Chính quyền Việt Nam không cần che đậy nỗ lực nhằm bịt miệng những nhà đối kháng, bất kể sự hiện diện đông đảo của truyền thông quốc tế tại Hà Nội trong dịp APEC. Những nhà đối kháng đã bị khóa cổng giam giữ tại nhà với lệnh cấm không được rời khỏi nhà hoặc tiếp khách. Công an đã canh gác trước nhà với những bảng cấm như "khu vực cấm" và "Cấm người ngoại quốc" để cản trở bất cứ sự tiếp xúc với truyền thông quốc tế. Một nhà bất đồng chính kiến đã bị khóa cửa nhốt trong nhà và ông đã bị hành hung thô bạo khi có khách đến thăm.
Ngoài ra, công an đã bắt ít nhất là tám thành viên của Liên Đoàn Công Nông Việt Nam, một công đoàn mới được thành lập. Công đoàn độc lập hiện nay bị cấm tại Việt Nam.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã bao vây những người dân khiếu kiện tập trung tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội để nộp đơn khiếu kiện nạn tham nhũng và tịch thu đất trái phép. Những trẻ em bụi đời đã bị chuyển đến trại tập trung Đồng Dậu tại ngoại thành. Tổ chức Human Rights Watch trước đây đã thành lập hồ sơ về việc những trẻ em bị giam giữ phải chịu cảnh hành hung thường xuyên và sống trong môi trường khắc nghiệt tại Đồng Dậu.
Những vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra ngay cả khi Việt Nam đang là điểm quan tâm của quốc tế. Ngoài việc giam giữ và bỏ tù những cá nhân được xem là mối đe dọa chính trị, chính quyền Việt Nam còn dùng những phương pháp khác để bịt miệng những nhà đối kháng : điện thoại bị cắt, dịch vụ mạng Internet bị cắt, thường xuyên bị tra hỏi hoặc giam giữ mỗi khi đến các trung tâm dịch vụ Internet. Nhà của những nhà hoạt động dân chủ bị khám xét theo định kỳ, máy điện toán và những tài liệu đều bị tịch thu, và gia đình của họ bị áp lực để ngăn cản không cho những nhà bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng. Truyền thông quốc doanh sỉ nhục những nhà hoạt động dân chủ trên những phương tiện truyền thông, và nhà nước tổ chức những cuộc đấu tố để lăng mạ họ. Nhiều người trong số những nhà hoạt động dân chủ bị đuổi việc, những thương chủ dần bỏ đi vì áp lực từ chính quyền và dư luận tiêu cực. Ngay cả những thành viên gia đình của những nhà hoạt động dân chủ cũng bị đe dọa và trả thù bởi nhà nước Việt Nam.
Bà Richardson nói tiếp: "Bằng cách vinh danh những nhà bất đồng chính kiến, chúng tôi hy vọng tạo sự quan tâm của quốc tế đối với những con người dũng cảm đang bị nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi cách để bịt miệng họ. Nhiều quốc gia đã làm ngơ trước những cuộc đàn áp đối với những nhà đối kháng trong dịp APEC khiến nhà nước Việt Nam cảm thấy họ được bật đèn xanh để tiếp tục đàn áp."
Sau đây là lý lịch tóm tắt của những nhà đối kháng đoạt giải Hellman/Hammet 2007 :

  • Nguyễn Vũ Bình: 38 tuổi, hiện đang bị cầm tù 7 năm biệt giam vì viết báo phê bình chính quyền. Là một trong những thành viên đầu tiên phong trào dân chủ tại Việt Nam, năm 2000 Nguyễn Vũ Bình từ bỏ sự hợp tác với Tạp Chí Cộng Sản để thành lập một đảng phái chính trị độc lập và tổ chức chống tham nhũng. Sau khi công bố chứng thư về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Quốc Hội Hoa Kỳ và những bài báo phê bình nhà cầm quyền Việt Nam, nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào năm 2002 và bị gán tội "gián điệp" trong một phiên toà bất công.
  • Đỗ Nam Hải, 48 tuổi, chuyên gia ngân hàng và là một trong những thành viên nòng cốt trong chiến dịch vận động ký tên cho Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam 8406. Ông cũng là mộ trong nhữg người đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một phong trào dân chủ lớn rộng chưa từng có với sự tham dự của nhiều nhân sự từ nhiều thành phố trên toàn cõi Việt Nam. Công an đã tịch thu máy điện toán và điện thoại di động của ông Đỗ Nam Hải nhiều lần. Từ tháng 10 năm 2006, nhà chức trách đã nhiều lần cưỡng ép ông Đỗ Nam Hải để thẩm vấn, quản chế và ngay cả dùng vũ lực. Mật vụ của nhà nước Việt Nam luôn theo dõi ông Hải ngày đêm. Trong thời điểm Thượng Đỉnh APEC, công an đã bắt giữ và cản trở ông Đỗ Nam Hải không thể tham dự một cuộc họp báo tổ chức bởi Liên Minh.
  • Nguyễn Chính Kết, 54 tuổi, là một giáo dân Công Giáo di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954. Ông Nguyễn Chính Kết rời chủng viện năm 1975 những vẫn hoạt động tích cực trong giáo hội. Từ năm 2001, ông Nguyễn Chính Kết đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo đối kháng qua những bài tiểu luận, báo cáo và tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa những nhà đối kháng. Là lãnh đạo của Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền và cũng là nhà sáng lập của Hội Nhà Báo Tự Do Việt Nam, một tổ chức của những nhà báo độc lập. Vào tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Chính Kết đã bị công an triệu tập để tra thẩm nhiều lần.
  • Trần Khải Thanh Thủy là một nhà văn và nhà báo, và cũng là phụ nữ duy nhất được vinh danh trong năm nay từ Việt Nam. Là một nhà văn có nhiều khả năng, bà đã viết nhiều tiểu thuyết và tiểu luận chính trị. Bà là một trong những người phụ trách tờ báo chui Tổ Quốc ấn hành bí mật tại Hà Nội, Huế và Thành Phố Hồ Chí Minh và qua mạng Internet. Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã nhiều lần bị đấu tố bởi nhà cầm quyền, Toà Án Nhân Dân. Vào tháng 10 năm 2006, công an đã triệu tập 300 người tại một sân vận động để sỉ nhục bà. Băng đảng xã hội đen đã xâm nhập vào nhà và gọi bà là đồ phản bội và dọa sẽ hành hung bà. Công an đã cho biết là họ không thể bảo vệ bà nếu bà không từ bỏ những hoạt động hiện nay. Bà và phu quân đã nhiều lần bị sách nhiễu tại sở làm. Vào tháng 9 và tháng 10/2006, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy liên tiếp bị tra thẩm và quản chế bởi nhà chức trách. Tháng 11, bà đã bị sa thải khỏi sở làm. Trong dịp APEC trong tháng 11, bà đã bị khóa cửa nhốt trong nhà bởi chính quyền sở tại
  • Nguyễn Văn Đài là một trong những luật sư tại Việt Nam chuyên về nhân quyền và là sáng lập viên của Uỷ Ban Nhân Quyền tại Việt Nam được thành hình tại Việt Nam năm 2006. Luật sư Đài đã nhận lời biện hộ cho những Giáo Hội Tin Lành bị đàn áp, điển hình là trường hợp của cựu tù nhân chính trị Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Ông đã viết nhiều bài báo về dân chủ và tự do báo chí, và đã bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2006 khi ông và một số nhà đối kháng khác chuẩn bị ấn hành một bản tin độc lập. Ông đã bị tra thẩm bởi công an từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 11. Công An đã canh giữ trước nhà của Luật sư Đài trong dịp APEC. Ông đã bị cấm rời khỏi nhà, dịch vụ Internet và điện thoại di động đều bị cắt.
  • Nguyễn Khắc Toàn, 51 tuổi, là nhà hoạt động dân chủ đã được trả tự do trong tháng 2 năm 2006. Ông tiếp tục bị quản chế tại gia, và báo cáo là công an đã thành lập trạm gác thường xuyên trước nhà của ông. Là một cựu chiến binh của Quân Đội Bắc Việt, ông Toàn đã khiến nhà cầm quyền nổi giận khi ông viết một loạt bài báo về những cuộc biểu tình của những nông dân trong năm 2001 và 2002 để phản đối nạn tham nhũng và tịch thu đất. Ông đã giúp những nông dân và cựu chiến binh viết đơn khiếu nại gửi đến nhà chức trách, kèm theo những bài viết của ông, và đăng tải trên Internet. Ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị bắt trong năm 2002 tại dịch vụ Internet và bị tuyên án 12 năm về tội làm gián điệp. Vào tháng 2 năm 2006, ông đã được trả tự do sau bốn năm bị cầm tù. Từ khi được trả tự do, ông Nguyễn Khắc Toàn tiếp tục tranh đấu cho dân chủ, và trợ giúp trong việc hình thành một tổ chức công đoàn độc lập và thực hiện bản tin Tự Do Dân Chủ. Vào tháng 11 năm 2006, ông Toàn đã bị triệu tập để thẩm vấn bởi Công An. Mật vụ luôn canh gác trước nhà của ông Toàn để cản trở người ngoại quốc đến tiếp xúc với ông trong dịp APEC.
  • Phạm Quế Dương, 75 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo có uy tín nhất của phong trào dân chủ tại Việt Nam, và xuất thân từ trong Đảng Cộng Sản. Là một sử gia quân đội, chủ nhiệm và nhà báo, ông Dương được biết đến qua việc ông từ bỏ Đảng Cộng Sản vào tháng Giêng năm 1999 để phản đối việc trục xuất khỏi đảng ông Trần Độ, một người bạn của ông Dương và là một nhà phê bình chế độ. Ông Phạm Quế Dương đã viết rất nhiều bài báo, khiếu nại và thư ngỏ đến nhà nước Việt Nam để kêu cho nhân quyền và dân chủ. Ông là một trong những chủ nhiệm của bản tin Tổ Quốc phát hành bí mật tại Việt Nam và Internet. Ông Dương đã bị bắt và quản chế tại gia nhiều lần.
  • Lê Chí Quang, 36 tuổi, là luật sư và nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt tại dịch vụ Internet năm 2002 và bị tuyên án 4 năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia. Ông đã được trả tự do vì áp lực quốc tế trước việc ông bị đau thận rất nặng. Sau khi được trả tự do vào tháng 6 năm 2004, ông Quang đã bị quản chế tại gia 3 năm. Ông đã nhiều lần bị sách nhiễu và tra thẩm bởi công an tại tư gia và tại đồn. Ông Quang hiện không được phép rời tư gia tại Hà Nội khi không được phép của công an. Nhà chức trách đã gâp áp lực rất mạnh lên gia đình của ông Quang để ép buộc ông phải chấm dứt mọi hoạt động đối kháng. Những đợt sách nhiễu trở nên tàn bạo hơn khi ông Quang gia nhập ban biên tập của bản tin Tổ Quốc cùng với Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang và Trần Khải Thanh Thuỷ.
 

 

For more information, please contact
New York: Sophie Richardson
London: Brad

Vietnam: Dissidents Struggle to Exercise Free Speech
Eight Writers Win Prestigious Hellman/Hammett Prize

(New York, January tk, 2007) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group from twenty tk countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award, which recognizes courage in the face of political persecution, Human Rights Watch announced today.
"This is an especially important year to recognize dissident writers in Vietnam," said Sophie Richardson, deputy Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual award. "Vietnam's emerging democracy movement has become bolder, more outspoken and public, making activists more vulnerable to government reprisals. The Hellman/Hammett awards give these writers international attention, and some protection."
Human Rights Watch administers the Hellman/Hammett awards, given to writers around the world who have been targets of political persecution. Among this year's Vietnamese recipients are political prisoner Nguyen Vu Binh, democracy activist Do Nam Hai, essayist Nguyen Chinh Ket and novelist Tran Khai Thanh Thuy.
"These writers' works and lives embody the Vietnam that the government wants to hide, the one in which there is no free speech, no independent media, and an internet under strict control," said Richardson. "Those who think that Vietnam 's booming economy means it is loosening up politically should look below the surface, at the plight of writers such as these."
Vietnam, well-known for its suppression of dissent, stepped up its crackdown on government critics in advance of the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit of world leaders, which was held in Hanoi in November.
The Vietnamese government made little attempt to hide its efforts to muzzle prominent critics or democracy activists despite the mass of international journalists in Hanoi during APEC, Vietnam's largest-ever international gathering. Key dissidents in Hanoi were placed under lock down. They were ordered not to leave their homes or have any visitors. Police were stationed in front of their homes, which were cordoned off with signs saying "Restricted Area" and "No Foreigners" to prevent any contact with the international press corps. One dissident had his door padlocked and was roughed up after a friend stopped by to visit.
In addition, police arrested at least eight members of a newly-formed union, the United Workers and Peasants Organization of Vietnam. Independent trade unions are banned in Vietnam.
Authorities also rounded up rural petitioners in Mai Xuan Thuong Park in Hanoi, who had come to the city to file complaints about corruption and land confiscation. Along with street children and vagrants, they were sent to Dong Dau Social Protection Center, a detention facility on the outskirts of the city. Human Rights Watch has previously documented physical abuse and harsh conditions for detainees at Dong Dau (tk see link.)
Such abuses are not limited to occasions when Vietnam is in the international spotlight. In addition to detaining or imprisoning individuals considered a political threat, the Vietnamese government uses other means to silence them. Dissidents' telephones are disconnected, their internet connections are terminated, and they are questioned and often detained if they go to internet cafes. Their homes are periodically searched and their computers and documents confiscated. Their families are pressured to stop them from speaking out. They are insulted in articles in the official state media, or denounced by "angry citizens" in orchestrated public meetings. They are dismissed from their jobs, or find their client base has dried up as a result of official pressure and negative publicity. Even family members face intimidation and reprisals.
"By honoring these writers we hope to bring international attention to courageous individuals that the Vietnamese government is trying to silence," said Richardson. "The crackdown on dissidents was largely ignored by governments at the APEC summit, giving Vietnam the impression it has a green light to keep persecuting them."
Short biographies of this year's Hellman/Hammett awardees from Vietnam follow.
  • Nguyen Vu Binh, 38, is serving a seven-year prison sentence, most of it in solitary confinement, for articles he wrote criticizing the government. One of the first members of Vietnam's emerging democracy movement, Binh resigned in 2000 from his prestigious journalism post at the party's Communist Review and tried to form an independent political party and an anti-corruption association. After submitting written testimony about human rights violations in Vietnam to the US Congress and circulating articles critical of the Vietnamese government on the internet in 2002, Binh was arrested and convicted on charges of "espionage" after an unfair trial.
  • Do Nam Hai, 48, a banking professional, was one of the principal organizers of the April 2006 public petition campaign, "Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam" and the Democracy and Human Rights Alliance, a virtually unprecedented movement in recent years with broad geographical representation. Police have confiscated his laptop and mobile phone on numerous occasions. Since October 2006 authorities have subjected him to constant detention, interrogation and even physical attacks. He is followed day and night by security police. During the APEC summit in November, police seized him on the street to prevent him from participating in a news conference organized by the Alliance.
  • Nguyen Chinh Ket, 54, is a Catholic from the north who moved south in 1954. He left the seminary in 1975 but remained active in the church. Since 2001 he has quietly become one of the leading Vietnamese activists through his essays, freelance reports, and role in organizing meetings among dissidents. He is a leader in the Democracy and Human Rights Alliance as well as founder of the Free Journalists Association in Vietnam, which groups independent reporters and bloggers. In November 2006 he was summoned by police for interrogation several times.
  • Tran Khai Thanh Thuy is a novelist and journalist and the only woman honored this year from Vietnam. An established author, she has written numerous novels and political essays. She is one of the editors of the dissident bulletin To Quoc (Fatherland), which is printed clandestinely in Hanoi, Hue, and Ho Chi Minh City and circulated on the Internet. She has been repeatedly denounced and humiliated in public meetings organized by the authorities, including a "People's Court" in October, where police gathered 300 people in a public stadium to insult her. Mobs have entered her home to call her a traitor and a prostitute and threatened to beat her. Police have told her they cannot protect her and that the only way to do so is for her to abandon her activism. She and her husband have been harassed at their workplaces. In September and October 2006 she was continuously interrogated and detained by authorities, and in November she was dismissed from her job. She was locked in her house by authorities during the November 2006 APEC meetings.
  • Nguyen Van Dai is one of Vietnam's only practicing human rights lawyers, and a founder of the Committee for Human Rights in Vietnam, which was launched in 2006. He has taken on most of the legal defence for embattled Protestant churches, including the case of Mennonite pastor and former political prisoner Nguyen Hong Quang. He has written articles about democracy and press freedom, and was detained in August 2006 as he and other dissidents were planning to launch an independent bulletin. He was interrogated by police from November 9 to 14. Police were stationed in front of his home from November 15-22, during the APEC meetings. He was prohibited from leaving his home, and his cell phone and Internet access were disconnected.
  • Nguyen Khac Toan, 51, is an activist who was released from prison in February 2006. He remains under house arrest, and reports that there is a permanent police post in front of his home. A former soldier in the North Vietnamese army, Toan drew the government's ire when he wrote a series of articles about demonstrations by farmers in 2001 and 2002 against land confiscation and corruption. He has helped farmers and military veterans draft appeals to the government, which, along with his own writings, have been disseminated on the Internet. He was arrested in 2002 at an Internet café and sentenced to 12 years on espionage charges. He was released after four years, in February 2006. Since his release he continued to campaign for democratic reforms, helping to launch an independent labor union and the Freedom and Democracy newsletter. In November 2006 he was summoned for interrogation by police. Undercover police were posted in front of his house to prevent foreigners from meeting him during the APEC meetings.
  • Pham Que Duong, 75, is one of the most respected leaders of Vietnam's democracy movement, and comes from within the Vietnamese Communist Party itself. A military historian, editor and writer, he is known for outspoken expression of his views – most notably his resignation from the Vietnamese Communist Party in January 1999 to protest the expulsion of fellow government critic Tran Do. He has written many articles, appeals, and open letters to Vietnam's leadership calling for democracy and human rights. He is one of the editors of the dissident bulletin To Quoc (Fatherland), which is printed clandestinely in Vietnam and circulated on the Internet. He has been detained and placed under house arrest many times.
  • Le Chi Quang, 36, is a young lawyer and democracy activist who was arrested at an Internet café in 2002 and sentenced to four years in prison on national security charges. He was released early because of international pressure and health problems, including kidney disease. After his release in June 2004, he was put under three years' house arrest. He is constantly harassed and interrogated by police at his home or police station. He cannot leave his quarter in Hanoi without police authorization. The authorities have put strong pressure on his family to force him to stop all dissident activities. The harassment has become harsher since he joined the editorial staff of the To Quoc bulletin, along with with Pham Que Duong, Nguyen Thanh Giang, and Tran Khai Thanh Thuy.